0
Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Câu đố so sánh về màu sắc: có 19 câu đố, chiếm 10,1 % tổng số câu có cấu trúc so sành bằng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ (Trang 40 -40 )

cấu trúc so sành bằng.

Sự giống nhau về màu sắc giữa màu của vỏ và hạt quả thanh long với màu đỏ hoa hồng và màu đen của vừng khi đố về quả thanh long:

(81) Trái gì đỏ tựa bông hồng

Trong trắng, có đốm đen trông như mè.

Quả thanh long [554 – III]

Hay khi đố về mây, người đố đã có những sự so sánh rất độc đáo và thú vị: (82) Khi trắng nõn như bông

Khi đen thui như lọ Khi vàng khè như hoa Khi xanh biếc như mắt

Thay đổi hình dạng trong khoảnh khắc Đông, Tây, Nam, Bắc

Có mặt khắp nơi.

Mây [46 – I]

Sự thay đổi màu sắc của mây theo thời tiết được so sánh với nhiều sự vật khác nhau. Màu trắng của mây được so sánh với màu của bông, màu đen của mây khi trời sắp mưa được ví như lọ (lọ ở đây là từ địa phương, chỉ vết đen bẩn), màu vàng của mây báo trời sắp có bão được ví như màu của hoa (những hoa có màu vàng), và màu xanh của mây được ví như mắt người. Quả là những so sánh tài tình và tinh tế.

Hay sự so sánh trong câu đố về lúa và gạo cũng chứng tỏ sự tinh tế của tác giả dân gian:

(83) Xanh xanh như đám rau lang

Đến ngày đến tháng vàng vàng tựa ráng mùa thu Trong trong như ngọc như châu

Thơm thơm, dẻo dẻo đền bù công ai.

Lúa và gạo [323 – III]

Khi cây lúa đang độ lớn, màu xanh của nó được ví như màu của rau lang, đến khi cây lúa trổ bông, chín vàng màu được ví như vàng vàng tựa ráng mùa thu - mùa thu là mùa mà rất nhiều sự vật khoác lên mình chiếc áo màu vàng như lá vàng, hoa vàng, nên nói đến mùa thu là nói đến màu vàng đặc trưng...còn hạt gạo trắng trong được so sánh với sự trong suốt của ngọc, của châu. Những đối tượng dùng để so sánh với hạt gạo được các tác giả dân gian lựa chọn một cách rất tinh tế, nghệ thuật, để thấy được sự quí giá của cây lúa, hạt gạo đối với cuộc sống, cũng như thể hiện sự trân trọng của tác giả dân gian. Từ đó có thể thấy không phải sự vật nào dùng để thay thế cho vật đố cũng được tác giả dân gian sử dụng một cách ngẫu nhiên, mà trong nhiều trường hợp đó là sự lựa chọn có ngụ ý.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ (Trang 40 -40 )

×