Tá ý theo phương thức tổng hợp các nét nghĩa: chiếm số lượng ít, chỉ có 9 câu (189) Thôi thôi đưa gói anh mang

Một phần của tài liệu luận văn Phương pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ (Trang 86)

(189) Thôi thôi đưa gói anh mang

Đưa con anh ẵm cho nàng rảnh tay

Khung cửi [206 – V]

Ở đây khung cửi đã được tá vào tổ hợp các nét nghĩa: mang gói (cuộn sợi),

ẵm con (tấm vải dệt)

(190) Thương em chẳng biết để đâu Để trong tay áo, lâu lâu lại dòm .

Đồng hồ [992 – V]

Đồng hồ được tá vào tổ hợp các nét nghĩa: “để trong tay áo”; “lâu lâu lại dòm” (191) Tới đây hỏi hết anh hùng

Chim chi một cánh bay cùng nước non.

Cánh buồm [88 – IV]

Cánh buồm được tá vào tổ hợp các nét nghĩa: “một cánh”; “bay cùng

nước non”.

b, Câu đố tá ý vào tục ngữ, truyện thơ dân gian

Có 5 câu tục ngữ được dùng làm câu đố, chiếm 17,24 % tổng số câu đố tá ý vào tác phẩm văn học dân gian, và chiếm 7,94 % tổng số lượng câu đố tá ý.

Tục ngữ bao giờ cũng rút ra từ hình ảnh ẩn dụ một ý nghĩa trừu tượng, với mục đích khái quát những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm lao động và đấu tranh xã hội, trong khi câu đố xây dựng hình tượng phản ánh dấu hiệu đặc trưng và chức năng của những sự vật và sự việc cụ thể với mục đích kiểm tra, truyền đạt tri thức về thế giới khách quan. Do chỗ đôi khi cũng giống nhau, mà một câu tục ngữ có thể chuyển thành câu đố, chẳng hạn:

(192) Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài .

Nước [97 – I]

Lời đố là câu tục ngữ thường với nghĩa khái quát: môi trường, hoàn cảnh tác động đến vóc dáng của mọi sự vật, hiện tượng; với con người, môi trường sống quyết định quan niệm sống, nhân cách. Khi dùng làm lời đố, nước được tá vào tổ hợp các nét nghĩa : tròn khi ở bầu, dài khi ở ống.

(193) Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Bếp ba ông táo [861 – V]

Câu tục ngữ nói lên sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Đứng trước một khó khăn nào đó, nếu chỉ có một mình thì sẽ rất khó hoặc không thực hiện được, cũng như một cây không thể làm nên rừng (non). Khi có nhiều người góp sức, mọi khó khăn sẽ trở nên dễ dàng hơn, giống như nhiều cây sẽ tạo thành rừng. Lời giải đố

Bếp ba ông táo được tá vào nét nghĩa “ba cây chụm lại”.

Câu đố có lời đố thuộc truyện thơ Phạm Tải Ngọc Hoa: (194) Xưa còn đông liễu, tây đào

Nay mừng tiên đã tìm vào bồng lai

Con gà trống thiến [65 – IV]

Lời đố là lời đầu tiên Trang vương nói với Ngọc Hoa khi ép Ngọc Hoa lấy mình, ý là: trước còn chưa biết nhau, nay nàng đã là người của trẫm, cùng trẫm vui vầy hạnh phúc chốn vàng son. Dùng làm lời đố, con gà trống thiến được tá vào tổ hợp các nét nghĩa: trước đây còn nhăng nhít chuyện trăng hoa, nay được giải thoát, không vấn vương đường tình ái nữa.

3.2.3.2. Câu đố tá ý vào các tác phẩm văn học viết

3.8. Bảng thống kê câu đố sử dụng tá ý vào tác phẩm văn học viết

Cách tá ý Số lượt Tỉ lệ % so với tổng số câu đố dùng tá ý

Câu đố tá ý vào Truyện Kiều 18 28,57 %

Câu đố tá ý vào Lục Vân Tiên và TP khác 16 25,40 % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng số 34 53,97 %

a, Câu đố tá ý vào một số trích đoạn Truyện Kiều

Trong tổng số 34 câu đố tá ý vào tác phẩm văn học viết, có 18 câu đố được lẩy từ Truyện Kiều, chiếm 52,94 %, và chiếm 28,57 % so với tổng số lượng câu đố tá ý. Trong đó, có 10 câu tá ý theo phương thức tổ hợp các nét nghĩa, còn 8 câu tá ý theo phương thức cùng âm.

Một phần của tài liệu luận văn Phương pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ (Trang 86)