- Chiết từ về mặt âm đọc
h, Chuyển đổi thanh điệu và âm cuố
Có 18 câu đố về sự chuyển đổi thanh điệu và âm cuối, chiếm 9,33 % trong tổng số 193 câu đố về chữ quốc ngữ.
(149) Không huyền, vị của hạt tiêu,
Có huyền, công việc sớm chiều nhà nông; Mất đuôi ăn có ngon không,
Dầm tương, dân chúng ruộng đồng dùng quen.
Chữ cay, cày, cà [35 – IX]
Thay thanh không ở cay bằng thanh huyền (\), ta có chữ cày. - Cay: Có vị nồng, làm cho tê đầu lưỡi
- Cày: Làm những việc chủ yếu trong nông nghiệp Bỏ âm cuối y ở cày, ta có chữ cà.
- Cà: là một loại quả chứa nhiều hạt, phần lớn ăn được, thường dùng để muối, có vị chua.
* Miêu tả hình dáng, đường nét, vị trí của chữ
Tiếng Việt sử dụng hệ thống chữ La tinh, căn cứ vào hình dạng chữ viết cùng với liên tưởng phong phú của mình thông qua thế giới đồ vật, nghệ sĩ dân gian đã tạo nên những câu đố độc đào và mang hơi hướng văn hóa Việt.
Có 8 câu đố theo dạng này (câu 2 IX, 3 IX, 85 IX, 91 IX, 128 IX, 148 IX, 151 IX, 193 IX) chiếm 4,15 % tổng số câu đố về chữ quốc ngữ.
Khi đố về chữ A: hình dáng chữ A in hoa có một đỉnh nhọn được tạo thành bởi hai nét gạch chéo nên câu đố về chữ A được ví như một vật có cái “đầu nhọn” với “hai chân dạng mãi ra”.
(150) Đầu nhọn chân dạng mãi ra
Không bao giờ khác, anh ta đầu vần
Chữ A [2 – IX]
Có khi chữ A lại được nhìn như hai người đang đứng bắt tay nhau: (151) Hai người đứng bắt tay nhau
Chạm chán, chạm đầu mà chẳng chạm chân.
Chữ A [3 – IX] Đố về chữ H: chữ H có dáng như chiếc thang một nấc:
Hỏi thang một nấc mà leo nỗi gì.
Chữ H [85 – IX]
Đố về chữ T: chữ T lại gồm hai nét ngang ngắn và sổ dài kết hợp lại tạo thế
đứng vững trãi, cân đối:
(153) Một ngang ngắn, một sổ dài
Cứng mình chết đứng, đố ngài đoán ra.
Chữ T [151 – IX] Đố về chữ Y: chữ Y có dáng giống như một chiếc ly
(154) Cái ly để ở giữa bàn tròn
Để lâu coi lại vẫn còn như xưa.
Chữ Y [193 – IX]
Đố về chữ I: Chữ i lại được ví như một cái cây không có cành, dấu chấm bên
trên thì như “trái cam sành” lơ lửng: (155) Có cây mà chẳng có cành
Có trái cam sành lơ lửng trên không.
Chữ i [91 – IX]
Tự dạng của chữ số không (0) được miêu tả dựa trên hình dạng của những con số khác.
(156) Sáu chặt đầu, chín chặt đuôi Tám chặt đôi, mười chặt một.
Chữ số không [148 – IX] Số 0 = số 6 bỏ đầu đi (bỏ móc phẩy bên trên số 6)
= số 9 bỏ đuôi đi (bỏ móc phẩy bên dưới số 9) = số 8 chặt đôi (bằng một nửa số 8)
= 10 chặt 1 (số 10 bỏ số 1 = 0)
Để xây dựng và giải đáp câu đố dạng này người đố và người giải phải có sự hiểu biết về hình dạng chữ cái hoặc các đường nét tạo nên chữ cái, đồng thời cũng phải có những hiểu biết về đồ vật trong cuộc sống như: cái thang, cái ly, trái cam...
3.2.2. Chơi chữ bằng phương tiện ngữ nghĩa
Ngữ nghĩa là toàn bộ nội dung, thông tin được ngôn ngữ truyền đạt hoặc được đơn vị nào đó của ngôn ngữ thể hiện (như từ, hình thái ngữ pháp của từ, cụm từ, câu).
3.5. Bảng thống kê số lượng câu đố sử dụng biện pháp chơi chữ bằng phương tiện ngữ nghĩa bằng phương tiện ngữ nghĩa
Chơi chữ bằng phương tiện
ngữ nghĩa Số câu
Tỉ lệ % so với tổng số 242 câu đố
Đồng nghĩa 126 52,06 %
Trái nghĩa 5 2,07 %
Tạo nước đôi về nghĩa 78 32,23 %
Tách nhập trường nghĩa 33 13,64 %
Tổng số 242 100 %
3.2.2.1. Đồng nghĩa
Hiện tượng đồng nghĩa là những hiện tượng biểu đạt có hình thức biểu đạt khác nhau, mang nội dung biểu đạt đại đồng tiểu dị (giống nhau trên đại thể, khác nhau về chi tiết) [51, 30].
Trong câu đố đồng nghĩa (câu đố sử dụng hiện tượng đồng nghĩa), hiện tượng đồng nghĩa là một trong những phương thức chủ đạo mà người sáng tác câu đố sử dụng có tác dụng gợi mở, định hướng cho người giải trong quá trình suy luận để giải đố. Thủ pháp chơi chữ này đứng thứ nhất về mức độ được ưa chuộng sử dụng. Có 126 câu sử dụng thủ pháp đồng nghĩa, chiếm 52,06 % tổng số câu đố chơi chữ bằng phương tiện ngữ nghĩa. Hiện tượng đồng nghĩa trong câu đố Việt được sử dụng rất phong phú và đa dạng, có thể là đồng nghĩa cố định (những hiện tượng đồng nghĩa có sẵn trong ngôn ngữ) và đồng nghĩa lâm thời. Số lượng hai dạng đồng nghĩa này là tương đương nhau.
Hiện tượng đồng nghĩa lâm thời là hiện tượng đồng nghĩa biểu vật giữa từ với một tổ hợp từ hoặc giữa từ với cả văn bản. Toàn bộ các câu đố đều có hiện tượng đồng nghĩa lâm thời giữa toàn bộ văn bản phần đố với từ, ngữ hoặc câu nêu đáp án. Cả hai phần này đều cùng chỉ một sự vật, nghĩa biểu vật chung được trình
bày lấp lửng, không đầy đủ, còn ở phần giải sự vật được gọi thẳng tên bằng từ hoặc tổ hợp từ định danh. Chẳng hạn như câu đố:
(157) Trái gì có mắt, có gai
Màu vàng, vị ngọt hương bay ngát lừng?
Trái (quả) dứa [210 – III]
Cả văn bản của câu đố trên đều diễn đạt những đặc điểm của trái dứa: có mắt, có gai, màu vàng, có vị ngọt, có hương thơm ngát. Trong các loại quả thì có duy nhất quả dứa là có những đặc điểm như vậy. Câu đố này được xem là một đồng nghĩa lâm thời ở cấp độ văn bản với từ, trong đó cả văn bản miêu tả những đặc điểm chỉ riêng có ở sự vật được định danh ở đáp án.
Vì lẽ đồng nghĩa lâm thời giữa từ, ngữ, câu nêu đáp án ở phần giải với văn bản phần đố chiếm 100% số lượng câu đố nên chúng tôi chỉ khảo sát những câu đố xuất hiện dạng đồng nghĩa lâm thời giữa từ nêu đáp án với tổ hợp từ cùng nghĩa biểu vật trong phần lời đố.
Có hai kiểu đống nghĩa trong câu đố là đồng nghĩa cùng câp độ và đồng nghĩa khác cấp độ:
Đồng nghĩa cùng cấp độ Đồng nghĩa khác cấp độ (giữa từ với tổ hợp từ)
70 56
- Đồng nghĩa cùng cấp độ thuộc dạng đồng nghĩa từ vựng, là đồng nghĩa giữa các từ với nhau. Loại này xuất hiện trong trường hợp ở phần đố có từ đồng nghĩa với tên của sự vật trong phần giải, nhưng được gọi khác đi. Sự khác biệt này dựa trên cơ sở đồng sở chỉ giữa từ thuần Việt với từ Hán Việt, giữa từ thuần Việt với từ thuần Việt, giữa từ địa phương với từ toàn dân.
3.6. Bảng thống kê số lượng các câu đố sử dụng từ đồng nghĩa cùng cấp độ
Kiểu đồng nghĩa Số câu Tỉ lệ % so với 126 câu đố có biện pháp đồng nghĩa
Từ thuần Việt với từ Hán Việt 38 30,16 %
Từ thuần Việt với từ thuần Việt 29 23,01 %
Từ địa phương với từ toàn dân 3 2,38%
Tổng số 70 55,55%