Tách nhập trường nghĩa.

Một phần của tài liệu luận văn Phương pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ (Trang 82)

- Chiết từ về mặt âm đọc

3.2.2.4.Tách nhập trường nghĩa.

c, Đồng nghĩa giữa từ địa phương với từ toàn dân

3.2.2.4.Tách nhập trường nghĩa.

Tách nhập trường nghĩa là đưa ra một trường nghĩa, rồi khẳng định một vài yếu tố, những yếu tố còn lại bị phủ định để người giải đố dựa vào đó mà tìm lời giải đố (các từ trong trường có thể hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa bóng).

Trong 242 câu đố chơi chữ bằng phương tiện ngữ nghĩa, có 33 câu đố sử dụng biện pháp tách nhập trường nghĩa, chiếm 13,64%

(179) Có chân mà chẳng có tay

Không xương mà vẫn đủ nay cả sườn Quả gì sao đến lạ thường

Không cây nào có không vườn nào ương.

Quả núi [77 – I]

Núi có các bộ phận: chân núi (phần dưới cùng của quả núi), sườn núi (cạnh của núi), chứ không có bộ phận gọi là tay núi, hay xương núi. Từ cách tách nhập trường nghĩa này cộng với dữ kiện được nêu ở hai câu cuối: một vật được gọi là quả, nhưng không phải là quả trên cây, trong vườn. Tổng hợp các dữ kiện ta có đáp án là quả núi

(180) Có sống mà chẳng có lưng

Có lưỡi, có mũi mà không có mồm.

Con dao [313 – V]

Dao có các bộ phận: sống dao (cạnh dày của con dao), lưỡi dao (phần mỏng, sắc nhất của con dao), mũi dao (phần đầu nhọn của con dao), chứ không ai nói lưng

dao hay mồm dao. Người giải căn cứ vào cách tách nhập trường nghĩa này để tìm ra

vật đố là cái dao.

(181) Có tay không có chân

Có cổ, có thân không có đầu Dầu cho ở đâu đâu

Nhà nhà người người, ai cũng có.

Để tìm ra đáp án là cái áo, người giải đố căn cứ vào cách tách nhập trường nghĩa liên quan. Lời đố về vật mà có tay, có cổ, có thân, không có chân, có đầu mà con người dù ở đâu cũng dùng chỉ có thể là cái áo vì áo có các bộ phận: tay áo, cổ

áo, thân áo nhưng không có chân áo, đầu áo.

Dựa vào cách tách nhập trường nghĩa để đưa ra lời đố là một cách đố rất thú vị, hấp dẫn. Cách đố này buộc người giải đố phải huy động hiểu biết về trường nghĩa liên quan đến vật đố. Đây là thách thức nhưng cũng chính là gợi mở của người ra đố, nếu người giải đố tinh ý thì sẽ rất dễ tìm ra con đường để đến với đáp án chính xác.

Một phần của tài liệu luận văn Phương pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ (Trang 82)