Nhân hóa bằng cách sử dụng những yếu tố chỉ công việc của con ngườ

Một phần của tài liệu luận văn Phương pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ (Trang 26)

- Câu đố sử dụng cách thức chuyển trường Câu đố theo cách chơi chữ.

c, Nhân hóa bằng cách sử dụng những yếu tố chỉ công việc của con ngườ

Có 7 câu đố sử dụng biện pháp nhân hóa bằng những yếu tố chỉ công việc lao động của con người để miêu tả sự vật khác, chiếm 1,90 % tổng số câu đố sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa

(22) Bà già đầu bạc tuổi cao

Chèo ghe mỏi mệt cắm sào nghỉ ngơi Bã đậu [1129 – V]

Trong câu đố về bã đậu, lời đố hoàn toàn nói về người và công việc chèo ghe. Hình ảnh mà câu đố gợi ra là một bà lão dù tuổi đã cao nhưng vẫn phải vất vả với công việc trèo ghe trên sông nước.

(23) Ông trắng giã gạo Ông đỏ bới đào.

Răng và lưỡi [95 – VI]

Lời đố về răng và lưỡi lại hướng về công việc giã gạo và đào bới. Răng với nhiệm vụ nhai thức ăn, hai hàm răng khi nhai chạm vào nhau, được ví như hành động giã gạo, còn lưỡi với nhiệm vụ đảo thức ăn, ví như hành động đào bới.

+ Đố về ngón tay:

(24) Mười người thợ, lo đủ mọi bề.

Hình ảnh mười ngón tay được tráo bằng hình ảnh mười người thợ. Thợ vốn chỉ người lao động chân tay, làm một công việc nào đó để kiếm tiền. Và mười ngón tay được ví như mười người thợ vì mỗi ngón tay đều có chức năng, tác dụng riêng.

Hay câu đố về con trâu là sự phối hợp đầy đủ hình nét, động tác, nhịp điệu tươi vui của bảy người đang sản xuất: đập đất, phất cờ, vơ cỏ, bỏ phân

(25) Bốn ông đập đất Một ông phất cờ Một ông vơ cỏ Một ông bỏ phân.

Con trâu [229 - IV]

Có thể thấy nếu không gần gũi lao động, không yêu lao động, không nắm được nhịp điệu sản xuất, không có tài quan sát thì làm sao mà các tác giả dân gian lại có những sự liên tưởng đơn giản, thú vị và sinh động như thế được.

Một phần của tài liệu luận văn Phương pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w