(199) Trót vì tay đã nhúng chàm
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời.
Thợ nhuộm [194 – VI]
Lời đố được trích từ hai câu: câu 1397 và câu 140. Nhuộm trong áo nhuộm đồng âm với nhuộm trong thợ nhuộm. Thợ nhuộm được lẩy từ ý này
(200) Chàng Vương quen mặt ra chào Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa.
Cây mắc cỡ [360 – III]
Lời đố về cây mắc cỡ là hai dòng 145 – 146 đoạn Kiều gặp gỡ Kim Trọng nhân cuộc dạo chơi ngày tết Thanh minh, có ý hai Kiều đang e thẹn khi Kim Trọng ra chào hỏi hai nàng. Cây mắc cỡ được tá vào ý này.
(201) Vui là vui ngượng kẻo là Ai tri âm đó mặn mà với ai.
Lời đố được lẩy từ hai dòng: 1247 – 1248. Câu thơ nói về nỗi sầu riêng của Thúy Kiều khi ở lầu xanh, bị ép phải tiếp khách với “biết bao bướm lả ong lơi”, sau
mỗi lần “lá gió cành chim / Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh”, Kiều trở về với nỗi buồn (sầu) riêng của mình. Trái sầu riêng được tá theo cách cùng âm này. (202) Giọt rồng canh đã điểm ba
Tiểu thư nhìn mặt dường đà cam tâm
Cái đồng hồ [989 – V]
Câu đố được lẩy từ hai dòng 1865 – 1866, khi Thúc Sinh về thăm quê, Hoạn Thư đem Kiều ra hành hạ trước mặt Thúc Sinh để cho thỏa cơn ghen tức.
"Giọt rồng canh đã điểm ba" tức là thời giờ trôi qua, tiệc kéo dài đến nửa đêm (tức
canh ba). Thời xưa đồng hồ là một cái hồ bằng đồng, trong đựng nước. Dưới có lỗ nhỏ để nước rỏ từng giọt ra ngoài. Mỗi khắc đồng hồ qua thì nước trong hồ vơi đi một ít. Muốn cho có vẻ mỹ thuật, người ta chạm hình đồng hồ này thành một con rồng, hoặc chạm chỗ vòi rỏ nước xuống. Do đó mới gọi là "giọt rồng" hay "giọt đồng" vì cái hồ bằng đồng. Lời giải đố cái đồng hồ được lẩy ra từ ý này.
Hay lời đố về quả đu đủ: (203) Này chồng, này mẹ, này cha
Này là em ruột, này là chị dâu.
Cây đu đủ [242 – III]
Lời đố này là hai dòng 2981 – 2982. Hai câu thơ kể lại việc gia đình Thúy Kiều tưởng nàng đã chết nên thiết đàn cúng. Lúc này gia đình có tất cả mọi người gồm mẹ, cha, chồng, em ruột, em dâu, tức đủ cả. Cây đu đủ được dựa vào ý vừa mới suy ra mà tá vào.
Cũng là lẩy từ Truyện Kiều, nhưng có trường hợp tác giả dân gian đã sắp xếp lại câu chữ trong câu thơ gốc. Chẳng hạn như lời đố về Sao Hôm, Sao Mai: (204) Cố nhân há lẽ phụ lòng
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng tại ai?
Lời đố là sự sắp xếp lại 2 câu trong Truyện Kiều. Nguyên là “Sâm thương chẳng vẹn chữ tòng/ Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân”. Hai dòng 2329 – 2330 là lời của Thúy Kiều nói với Thúc Sinh khi đền ơn chàng. Sâm Thương chỉ hai chòm sao. Theo nhận thức của người xưa, thì sao Sâm ở phương tây, sao Thương ở phương đông, sao này lặn sao kia mới mọc. Hai sao này không bao giờ gặp nhau. Chi tiết này dùng để ví cảnh hai người dù có tình ý nhưng không gặp được nhau. Sự xuất hiện của hai chòm sao này cũng vậy. Chúng không bao giờ gặp nhau.
(205) Chênh chênh bóng nguyệt xế mành Tựa ngồi bên án một mình thiu thiu.
Rau ngủ [465 – III]
Lời đố được lẩy từ hai dòng 185 – 186, tả cảnh Thúy Kiều thiếp đi lúc đang suy nghĩ ngổn ngang vào buổi tối, sau cuộc dạo chơi tiết thanh minh về, mở đầu cho việc hồn ma Đạm Tiên xuất hiện, Thúy Kiều ngủ (thiu thiu). Cây rau ngủ được tá theo cách cùng âm này.
b, Câu đố tá ý vào một số trích đoạn Lục Vân Tiên và các tác phẩm khác.- Loại tá ý theo phương thức cùng âm - Loại tá ý theo phương thức cùng âm
Có 4 câu đố được lẩy từ tác phẩm Lục Vân Tiên, 6 câu đố lẩy từ các tác phẩm khác đều được tá ý theo phương thức cùng âm.
(206) Than rằng lưu thủy cao sơn
Ngày nào nghe đặng tiếng đờn tri ân.
Bánh hỏi [730 – V]
Lời đố được lẩy từ hai dòng 276 – 277, là tâm trạng của Kiều Nguyệt Nga, nàng tự hỏi cái tâm tình lưu thủy cao sơn của mình bao giờ được người tri âm (Lục Vân Tiên) biết đến, bao giờ được gặp lại nhau và hiểu nỗi lòng nhau. Bánh hỏi dựa
trên ý này.
(207) Gối rơm theo phận gối rơm
Có đâu dưới thấp mà chồm lên cao.
Lời đố được lẩy từ hai dòng 525 – 526, là lời của Trịnh Hâm nói với ông Quán, có ý là phận nào theo nghiệp ấy, thấp thì chịu thấp, không thể leo cao. Con
cá leo tá theo cách cùng âm này.
(208) Nước trong rửa ruột sạch thơm Một câu danh lợi chi sờn lòng ta.
Trái thanh yên [555 – III]
Lời đố về trái thanh yên được trích từ hai dòng 965 – 966 là lời của ông Ngư nói với Vân Tiên sau khi cứu sống chàng, thể hiện sự trong sạch, không màng danh lợi, tức là giữ được sự thanh thản, yên ổn trong lòng (nói tắt là “thanh” và “yên”) của nhân vật. Quả thanh yên được tá theo cách cùng âm với ý này.
(209) Trông chồng mà chẳng thấy chồng Đã đành một chữ má hồng vô duyên.
Quả cam [59 – III]
Lời đố được lẩy từ hai dòng 1453 – 1454, là lời của Nguyệt Nga nói với Lục ông trước khi sang Ô Qua làm cống lễ, nói lên sự lỡ làng nhưng đành cam chịu.
Cây cam được tá theo cách cùng âm này.
(210) Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai
Thiếp trong cánh cửa, chàng ngoài chân mây.
Cây cách [47 – III]
Lời đố được lẩy từ hai dòng 111 – 112 thuộc Chinh phụ ngâm khúc, bản dịch của Đoàn Thị Điểm, nói lên sự chia lìa, cách trở. Cây cách được tá theo cách cùng âm với ý này.
(211) Lấy ai chắp nối xích thằng
Biết mà đứt chỉ, thà đừng vương tơ.
Quả mai [350 – III]
Lời đố trích trong Nhị Độ Mai (khuyết danh). Xích thằng (sợi chỉ hồng buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa). Chắp nối xích thằng => Người mai mối => Quả mai (hiện tượng đồng âm).