- Câu đố sử dụng cách thức chuyển trường Câu đố theo cách chơi chữ.
h, Mặc cho sự vật trang phục như con ngườ
Có 79 câu đố sử dụng biện pháp nhân hóa bằng cách gắn cho sự vật trang phục và cách vận trang phục như con người, chiếm 21,4 % tổng số câu đố sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.
Vỏ của củ khoai lang được người đố ví như chiếc áo lụa đỏ: (41) Áo lụa đỏ sát người
Nhưng không phải hạng ăn chơi đua đòi Dẫu mình xấu xí vẫn vui
Sánh cùng lúa gạo, bạn đời nông thôn.
Củ khoai lang [291 – III]
Quả ớt lúc xanh và lúc chín được thay bằng màu sắc áo mặc: (42) Anh lớn anh mặc áo đỏ
Em nhỏ em mặc áo xanh Đến khi em lớn như anh Thì em cũng mặc áo đỏ.
Quả ớt [478 – III]
Anh lớn anh mặc áo đỏ: quả ớt khi chín có màu đỏ (có loại màu vàng) Em nhỏ em mặc áo xanh: quả ớt còn non có màu xanh.
Câu đố về hạt tiêu cũng giống câu đố về quả ớt: (43) Tuổi trẻ thì mặc áo xanh
Đến tuổi lão thành thì mặc áo đen.
Hạt tiêu [572 – III]
Tuổi trẻ thì mặc áo xanh: hạt tiêu khi còn non vỏ có màu xanh
Tuổi lão thành thì mặc áo đen: khi hạt tiêu đã già thì vỏ chuyển sang màu đen. Câu đố về cây lúa cũng giống như câu đố về quả ớt, hạt tiêu. Nhưng ở câu
đố về cây lúa là nói đến quá trình phát triển của cây lúa, trong từng giai đoạn phát triển, cây lúa tương ứng với mẫu màu áo
(44) Tuổi trẻ mặc áo xanh Tuổi già mặc áo vàng Chết rồi mặc áo trắng.
Cây lúa và rạ [322 – III]
Cây lúa giai đoạn mạ, đẻ nhánh, vươn lóng, phân đòng, trổ bông, nở hoa, thụ phấn, thụ tinh được ví như khoác chiếc áo xanh, vì toàn bộ giai đoạn này cây lúa có màu xanh.
Cây lúa giai đoạn chín hoàn toàn được tác giả dân gian khoác cho chiếc áo
vàng vì giai đoạn này toàn bộ cây lúa (từ thân cây lúa, lá lúa, hạt lúa) đều được phủ
một màu vàng óng.
Cây lúa khi đã được thu hoạch, chỉ còn lại thân lá (gọi là rạ), theo thời gian bị phơi khô ngoài trời thì chuyển sang màu trắng => mặc áo trắng
Lông của con chim két được ví như chiếc áo gấm màu xanh, vì lông của chim két màu xanh:
(45) Mình mặc áo gấm màu xanh
Trẻ già móm miệng tinh ranh khác thường.
Chim két [77 – IV]
Câu đố về con quạ: (46) Mình mặc áo đen
Cổ quàng khăn trắng Chẳng được tiếng khen Lại còn bị mắng.
Con quạ [89 – III]
Quạ có bộ lông màu đen nên được tác giả dân gian gán cho chiếc áo màu đen, một số con trên cổ có khoang lông màu trắng nên được ví như quàng khăn trắng.
* Từ những đặc điểm của vật đố, nhân dân đã liên tưởng tới những đặc điểm của chính bản thân con người với tất cả những biểu hiện phong phú của đời sống con người. Phương pháp nhân hóa những vật vô tri vô giác này có tác dụng mô tả một cách vừa sinh động, vừa dí dỏm, lại vừa chính xác các vật trong trạng thái đang hoạt động.
2.2.2. Động vật hoá
Có 134 câu đố, chiếm 15,83 % câu đố sử dụng cách thức chuyển trường và chiếm 3,88% tổng số câu đố Việt. Ở những câu đố có sử dụng biện pháp động vật hóa, lời đố thường miêu tả đặc điểm của một loài vật nào đó. Dùng đặc điểm của loài vật để miêu tả đối tượng không phải con vật nhằm mục đích đánh lạc hướng người giải đố, gây khó khăn cho người giải đố trong quá trình tìm câu trả lời.
Dùng đặc điểm của loài vật để miêu tả đối tượng khác có ba cách: - Dùng yếu tố chỉ đặc điểm thuộc về loài vật để gán cho đối tượng khác. - Dùng hình ảnh một con vật cụ thể để chỉ đối tượng khác.
- Dùng đại từ “con gì” để hỏi về đối tượng khác.