Đồng nghĩa giữa từ thuần Việt với từ thuần Việt

Một phần của tài liệu luận văn Phương pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ (Trang 74)

- Chiết từ về mặt âm đọc

b,Đồng nghĩa giữa từ thuần Việt với từ thuần Việt

Có 29 câu đố thuộc loại này, chiếm 23,01 % tổng số câu đố sử dụng biện pháp đồng nghĩa và chiếm 41,43 % câu đố có hiện tượng đồng nghĩa cùng cấp độ. Hiện tượng đồng nghĩa giữa từ thuần Việt và từ thuần Việt dựa trên sự đồng nghĩa tương đối của các từ.

(164) Hoa gì e thẹn bên đường?

Hoa xấu hổ [362 – III] E thẹn: ngại ngùng, nhút nhát.

Xấu hổ:1. Hổ thẹn do nhận ra lỗi hoặc thấy kém hơn người khác: trót quay cóp nên xấu hổ cảm thấy xấu hổ với bạn bè

2. Ngượng ngùng: hơi tí là xấu hổ đỏ mặt

=>Xấu hổ đồng nghĩa với e thẹn ở nét nghĩa thứ 2 (ngượng ngùng) => có cây

xấu hổ.

(165) Cây chi không vò má nát?

Cây nhàu [471 – III] Nát: 1 đgt. Doạ, làm cho sợ: nát trẻ con.

2 tt. 1. Không còn giữ được nguyên hình thù như cũ, bị vụn, rời ra hoặc mềm nhão: gạo nát, bị nhàu nát. 2. Không giữ được ở trạng thái tốt, bị hư hỏng đến tồi tệ: còn lại toàn đồ nát.

=>Nát đồng nghĩa với nhàu ở nét nghĩa thứ hai (không giữ nguyên được hình

thù cũ) => có cây nhàu

(166) Con gì đến ba cái tên

Lỡ bưng, lỡ gánh, lỡ khiêng lạ lùng.

Con mang hay gọi là con xách, con quảy [188 – IV] Bưng: Cầm bằng tay đưa ngang tầm ngực hoặc bụng (thường là bằng cả hai tay). Gánh: Vận chuyển bằng quang và đòn gánh.

Khiêng: Nâng vật nặng đi nơi khác bằng sức mạnh đôi bàn tay hay hợp sức

của nhiều người.

Mang: Giữ cho lúc nào cũng cùng theo với mình mà di chuyển.

Xách: Cầm nhấc lên hay mang đi bằng một tay để buông thẳng xuống. Quảy: Chở bằng quang gánh

=>Bưng, gánh, khiêng, mang, xách, quảy đều là động từ chỉ hành động đưa một vật lên khỏi mặt đất bằng tay hoặc bằng vai, nên ở một nét nào đó chúng đồng nghĩa với nhau => có đáp án con mang, con xách, con quảy

Một phần của tài liệu luận văn Phương pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ (Trang 74)