Loại tá ý theo phương thức tổ hợp các nét nghĩa:

Một phần của tài liệu luận văn Phương pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ (Trang 88)

(195) Nỗi lòng kín chẳng ai hay Rõ ràng mặt ấy mặt này chớ ai.

Cái trống [653 – V]

Lời đố tập hai dòng: dòng 1553, kể về tính cách của Hoạn Thư; và dòng 1184, là lời Kiều vạch mặt Sở Khanh. Cái trống được tá vào tổ hợp các nét nghĩa:

lòng kín, hai mặt (mặt ấy mặt này)

(196) Cánh hồng bay bổng tuyệt vời

Đinh ninh hai miệng một lời song song.

Cái diều [459 – V]

Lời đố được lẩy từ hai dòng: dòng 2247 nói lên tấm lòng vừa mong nhớ, vừa trông đợi, vừa cảm phục của Thuý Kiều khi nghĩ về Từ Hải; và dòng 450, nói về lời thề thốt dưới ánh trăng khuya trong đêm thanh vắng của Thúy Kiều và Kim Trọng. Cái diều được tá vào nét nghĩa: cánh hồng, bay bổng.

(197) Cũng liều nhắm mắt đưa chân Mà xem con tạo xoay vần đến đâu.

Lời đố này được lẩy từ hai dòng 1115 – 1116, khi Kiều một mình ở trong lầu Ngưng Bích, kiều gặp một người tên Sở Khanh, hắn hẹn sẽ đến đón nàng trốn đi. Không còn đường nào thoát thân khỏi chốn ăn chơi truỵ lạc bằng cách bỏ trốn, Kiều đành "Cũng liều nhắm mắt đưa chân, Mà xem con Tạo xoay vần đến đâu”. Cái kệ

(thây kệ) tá vào tổ hợp các nét nghĩa: liều nhắm mắt đưa chân, xoay vần đến đâu.

(198) Vâng lời khuyên giải thấp cao

Chữ tình chữ hiếu bên nào nặng hơn.

Cái cân [895 – V]

Lời đố tập hai dòng: dòng 237 (dòng lục của lời đố) kể việc Thúy Kiều nghe lời mẹ khuyên bảo đừng buồn vì chuyện mộng triệu nữa; dòng 602 (dòng bát của lời đố), là suy nghĩ của Thúy Kiều trước cảnh cha và em trai bị bắt giam, nhà cửa bị vơ vét sạch. Lời này có các nét nghĩa: “thấp cao”, “bên..., bên...”, “nặng

(nhẹ)” (các hình ảnh dùng để diễn đạt mối tương quan giữa tình và hiếu). Cái cân

đã tá vào các nét nghĩa trên.

Một phần của tài liệu luận văn Phương pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ (Trang 88)