Khuyến nghị

Một phần của tài liệu luận văn thái độ của giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố hà nội về tự kỷ (Trang 88)

Việc nhận thức đúng về tự kỷ cũng như có thái độ đúng đắn về tự kỷ sẽ giúp giáo viên có sự tư vấn giúp đỡ kịp thời cho trẻ cũng như gia đình trẻ có những định hướng tích cực giúp cho trẻ có cơ hội được tham gia học tập và tham gia vào các hoạt động trung của xã hội.

Giáo viên mầm non cầntích cực tìm hiểu và chia sẻ các kiến thức liên quan đến lĩnh vực chuyên môn cũng như những kiến thức liên quan đến tự kỷ để có thể biến mình thành những chuyên gia tư vấn và gợi ý định hướng giúp gia đình trẻ và trẻ có những hành động tốt nhất và kịp thời đối với trẻ.

Các chương trình đào tạo giáo viên mầm non nên xây dựng kiến thức và tiết học thêm cho môn học tâm lý học trẻ em để giáo viên có thể trang bị cũng như học sâu hơn về nội dung liên quan đến trẻ em. Đồng thời, các chương trình cũng nên có thêm bộ môn về giáo dục trẻ khuyết tật để các giáo viên mầm non tương lai được tiếp xúc với các khái niệm, biểu hiện của các dạng khuyết tật ở trẻ.

Chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ biến, nâng cao nhận thức cho giáo viên và cộng đồng dân cư về các vấn liên quan đến trẻ tự kỷ và giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng. Thường xuyên tổ chức các chương trình hội thảo, tọa đàm, các buổi chia sẻ kinh nghiệm hay đào tạo chuyên sâu về rối loạn tự kỷ. Nỗ lực xây dựng và thực hiện các chương trình phát thanh và truyền hình riêng cho trẻ khuyết tật.

Ban hành các chính sách ưu đãi dành cho trẻ tự kỷ cũng như gia đình có con em tự kỷ nói riêng và trẻ khuyết tật nói chung, có quy định phù hợp hỗ trợ các trường tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tự kỷ tới trường học hòa nhập cùng bạn bè.

89

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nƣớc:

1. Bộ Y Tế (2008), Phục hồi chức năng trẻ tự kỷ. Tài liệu tập huấn chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

2.Các thuật ngữ tâm lí và phân tâm học. Xuất bản tại NewYork, 1996

3. Fischer. Những khái niệm cơ bản của tâm lí học xã hội (Huyền Giang dịch), Nhà xuất bản thế giới.

4. Vũ Thị Bích Hạnh (2007), Tự kỷ - Phát hiện và can thiệp sớm. Nhà xuất bản Y học.

5. Trần Hiệp (cb 1996). Tâm lí học xã hội. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.

6. H.Hipsơ và M. Phovec. Nhập môn tâm lí học Mác xít (Đức Uy dịch)

7. Nguyễn Thị Mai Hƣơng (2010), Nghiên cứu stress ở các bậc cha mẹ có con mắc hội chứng tự kỷ. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,.

8. Vũ Thị Minh Hƣơng, Trần Văn Công (2011), Thực trạng chẩn đoán trẻ tự kỷ hiện nay. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học xã hội và nhân văn 27.

9. Lê Khanh (2004),Trẻ tự kỷ - những thiên thần bất hạnh. NXB Phụ nữ.

10.Đỗ Thúy Lan (2008), Chia sẻ những hiểu biết về Hội chứng tự kỷ - Chẩn đoán và can thiệp. Tài liệu Hội thảo Bệnh tự kỷ ở trẻ em.

11. V.I. Lê nin. Bàn về giáo dục. NXB Giáo dục Hà Nội, tr. 23.

12. Nguyễn Thị Thanh Liên (2009), Nghiên cứu thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ. Khóa luận ĐHKHXH & NV.

13. Lômôv.B.Ph (20000), Những vấn đề lí luận và phương pháp luận tâm lí học, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

14. Hoàng Phê (chủ biên 1998),Từ điển Tiếng Việt. NXB Đà Nẵng.

15. Nguyễn Lƣơng Ngọc, Lê Khả Kế (chủ biên 1971), Từ điển sinh học,

Nhà xuất bản Giáo Dục.

16. Robert S.Feldman (2003), Những điều trọng yếu trong tâm lý học, NXB Thống kê.

90

17.Nguyễn Văn Thành (2006), Trẻ em tự kỷ - Phương thức giáo dục. Nhà xuất bản Tôn giáo.

18. Tổ chức y tế thế giới (1992), Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi. Bản dịch của Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện tâm thần trung ương, Hà Nội. (trang 246 – 264).

19. Nguyễn Quang Uẩn (1995), Tâm lí học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. trang 60, 61, 62

20. Nguyễn Khắc Viện (cb 2001), Từ điển tâm lí học, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Hà Nội.

21. Lorna Wing. Hiện tượng tự tỏa (Lưu Huy Khánh dịch).

22.Nguyễn Thị Hoàng Yến, Lƣơng Thị Hồng Hạnh (2008), Bước đầu thực hiện giáo dục hòa nhập cho trẻ có hội chứng phổ tự kỷ tại Hà Nội. Tài liệu Hội thảo Bệnh tự kỷ ở trẻ em.

23.Tạp chí Giáo dục Thủ đô. Số 29+30, tháng 5,6/2012

Tài liệu nƣớc ngoài:

24. Simon Baron, Patrick Bolton. Tự kỷ và bản chất (Trung tâm Sao Mai biên dịch).

25. Marlene Targ Brill. Tự kỷ tuổi ấu thơ (Nguyễn Thanh Hoa biên dịch).

26. Linda Lee. Sổ tay tự kỷ của bác sỹ (Dung Vũ dịch thuật, Phạm Ngọc Thanh hiệu đính), 2007. Các trang web: 27. http://nhatrangnguyen.wordpress.com/2013/03/28/phan-1-0-thanh-tuu- nghien-cuu-ve-tre-tu-ky-2012/ 28. http://www.cuutrotreemtantat.com.vn/xem-tin-tuc/tre-tu-ky/bao-dong-ve- so-tre-em-mac-benh-tu-ky-gia-tang.html 29. http://www.tretuky.com/tailieu/80/BIO.aspx 29. http://www.tretuky.com/tailieu/65/ABA.aspx 30. http://tretukysongpho.vnweblogs.com/post/29000/350757

91

PHỤ LỤC

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

Xin chào các thầy cô!

Chúng tôi đang thực hiện một nghiên cứu tìm hiểu về nhận thức của xã hội về tự kỷ. Chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý thầy cô bằng cách hoàn thành bảng hỏi sau. Tất cả mọi ý kiến đều được giữ bí mật và chỉ người nghiên cứu mới biết.

Xin chân thành cảm ơn thầy cô!

Câu 1. Thầy cô đã từng nghe tới tự kỷ bao giờ chƣa?

a. Chưa nghe bao giờ b. Đã từng nghe

c. Nghe rất nhiều d. Không quan tâm

Câu 2. Thầy cô biết đến tự kỷ qua đâu? (Có thể chọn nhiều đáp án)

a. Báo b. Đài phát thanh

c. Đài truyền hình d. Internet

e. Tham quan các cơ sở chăm sóc trẻ tự kỷ f. Sách, tạp chí

g. Nghe người khác kể lại h. Tham gia các buổi nói chuyện, tọa đàm

về tự kỷ.

i. Có học sinh trong lớp thầy/cô bị tự kỷ k. Cách khác (xin ghi rõ)...

Câu 3. Theo thầy cô, trẻ mắc tự kỷ là do?

Sai Đúng Không biết

a. Di truyền

b. Môi trường chứa độc tố c. Mồ mả gia đình bất ổn d. Ma quỷ ám

e. Mẹ bị đau ốm khi mang thai f. Tổn thương ở não

g. Nguyên nhân sinh học h. Do cách nuôi dạy của bố mẹ i. Nguyên nhân tâm lý

92

Câu 4. Theo thầy cô, trẻ tự kỷ có thể:

Kém hoặc hoàn toàn không Tƣơng đối kém Bình thƣờng Tƣơng đối Tốt Tốt a. Khả năng học tập b. Quan hệ xã hội c. Khả năng vận động tinh tế (bằng ngón tay, bàn tay...) d. Ngôn ngữ

e. Khả năng làm việc sau này f. Khả năng thành đạt

g. Khả năng kinh tế

h. Lập gia đình và sinh con i. Khả năng kết bạn

k. Khả năng nói chuyện

l. Khả năng vận động thô (chạy nhảy, leo trèo...)

m. Khả năng giao tiếp với người khác n. Chia sẻ cảm xúc

o. Khả năng hợp tác với trẻ khác

Câu 5. Xin thầy cô cho biết quan điểm của mình cho từng câu dƣới đây.

Sai Đúng Không biết

a. Giáo viên có thể chẩn đoán tự kỷ

b. Chỉ có người nào được học và đào tạo chuyên sâu về tự kỷ mới được phép chẩn đoán tự kỷ

c. Ai cũng có thể chẩn đoán tự kỷ

d. Bác sĩ hoặc nhà tâm lý mới được chẩn đoán tự kỷ e. Nếu chẩn đoán sai tự kỷ thì cũng không vấn đề gì, quan trọng là để bố mẹ trẻ quan tâm tới con mình hơn. f. Việc chẩn đoán đúng tự kỷ là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới cả tương lai của trẻ

93

Câu 6. Thầy cô hãy lựa chọn biểu hiện riêng biệt và đặc trƣngcủa tự kỷ mà thầy cô cho là đúng? (Có thể chọn hơn một phƣơng án)

Sai Đúng Không

biết

a. Khiếm khuyết trong sử dụng hành vi có lời. b. Khiếm khuyết trong sử dụng hành vi không lời. c. Không thể hiện ham thích với thế giới xung quanh. d. Chạy nhảy không ngừng.

e. Đập phá đồ đạc.

f. Cấu xé hoặc tự hành hạ bản thân. g. Nói lảm nhảm.

h. Uống rượu

i. Không nhìn vào mắt người khác khi giao tiếp k. Hò hét, gào thét ầm ĩ

l. Kém phát triển trong mối quan hệ bạn hữu tương ứng với tuổi phát triển.

m. Ăn trộm, đập phá đồ đạc n. Chậm hoặc không nói o. Ngồi một chỗ

p. Lo âu

q. Khiếm khuyết trong việc chọn lựa và cách thức chơi đồ chơi không phù hợp với tuổi phát triển.

r. Không chú ý người khác. s. Sợ hãi

t. Trầm cảm

u. Biểu hiện khác:………...

Câu 7. Theo thầy cô, trẻ tự kỷ có thể chữa đƣợc hay không (chọn một đáp án)?

a. Trẻ sẽ trở nên bình thường khi lớn lên mà không cần điều trị gì cả b. Nếu trẻ được điều trị, sẽ trở nên bình thường

c. Trẻ không thể trở lại bình thường nhưng điều trị có thể giúp trẻ tiến bộ d. Điều trị không thể giúp gì cho trẻ tự kỷ

94

Câu 8. Theo thầy cô, những cách thức nào phù hợp trong việc hỗ trợ trẻ tự kỷ? Không

phù hợp

Phù hợp một chút

Phù hợp

a. Giáo dục tại các trung tâm đặc biệt b. Đưa tới chuyên gia vật lý trị liệu

c. Thường xuyên tương tác giao tiếp với trẻ d. Cho trẻ đi thở ôxy cao áp

e. Cho trẻ đi học bình thường như các bạn khác f. Cho trẻ học tại các lớp hòa nhập

g. Mời giáo viên, nhà trị liệu về hỗ trợ tại nhà h. Cho trẻ đi châm cứu, bấm huyệt, cấy chỉ i. Cho trẻ đi trị liệu tâm lý

k. Cho trẻ dùng thuốc

l. Cho trẻ đi cúng, giải hạn, xem bói m. Cho trẻ tham gia hoạt động nhóm

n. Giáo dục tại các trường chuyên biệt, khuyết tật o. Cách thức khác:……….

Câu 9. Khi đƣợc nghe kể về hoặc tiếp xúc với trẻ tự kỷ thì thầy cô cảm thấy thế nào? Không chút nào Một chút Nhiều a. Thương cảm b. Cảm thấy ghê sợ c. Tò mò

d. Không quan tâm e. Bình thường f. Thấy lạ g. Buồn h. Vui vẻ i. Khó chịu k. Cảm xúc khác:…...

95

Câu 10. Khi nhận thấy một trẻ trong lớp mình có biểu hiện của rối loạn tự kỷ thì thầy cô sẽ làm gì?

Sai Đúng

a. Khuyên cha mẹ đưa trẻ đi khám và tư vấn ở các cơ sở y tế hoặc tâm lý

b. Thờ ơ, mặc kệ

c. Để ý tới trẻ nhiều hơn

d. Thông báo cho nhà trương để chuyển lớp, chuyển trường e. Hướng dẫn trẻ chơi đồ chơi

f. Cho trẻ ngồi một góc tách biệt với các bạn g. Đưa ra chẩn đoán cho trẻ

h. Sẵn sàng làm tất cả mọi thứ có thể cho trẻ tiến bộ i. Trò chuyện nhiều với trẻ

k. Đưa trẻ ngồi cuối lớp

l. Để trẻ ngồi gần mình, ở bàn trên để có thể sát sao với trẻ m. Cách khác:………...

Câu 11. Theo thầy cô, hiện nay, có nên cho trẻ tự kỷ học lớp hòa nhập, lớp bình thƣờng với những trẻ khác không?

a. Có b. Không c. Không biết

Xin thầy cô giải thích vì sao:………...

... ...

Câu 12. Những lợi ích hoặc khó khăn (cho trẻ, nhà trƣờng, thầy cô giáo, trẻ khác….) khi trẻ học lớp hòa nhập, lớp bình thƣờng là?

………... ………... ...

96

Câu 13. Xin thầy cô hãy chọn phƣơng án đúng nhất với mình.

Sai Đúng

Không chắc

a. Nếu gặp một trẻ có những biểu hiện như chậm nói và nghịch ngợm, tôi sẽ bảo bố mẹ là trẻ bị tự kỷ và nên đi khám, can thiệp

b. Tôi sẵn sàng tiếp nhận và nuôi trẻ tự kỷ vì các cháu quá đáng thương

c. Nếu gặp một trẻ có biểu hiện tự kỷ, tôi vẫn ứng xử nhưng những trẻ khác

e. Tôi sẽ quan tâm đến trẻ đó, tìm cách nói chuyện, chơi cùng…

f. Tôi sẽ hướng dẫn cha mẹ cách dạy, chơi, và hướng can thiệp

g. Tôi sẽ dành tất cả tiền của mình để giúp trẻ đó h. Tôi sẽ phản đối nếu nhà trường xếp một trẻ bị tự kỷ vào lớp mình phụ trách

i. Tôi sẽ thất vọng và tức giận nếu nhà trường xếp trẻ tự kỷ vào lớp mình

k. Tôi nghĩ rằng việc học trong lớp bình thường là điều quan trọng để các trẻ tự kỷ có thể hòa nhập

l. Tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận bất cứ trẻ tự kỷ nào đó vào lớp mình

Một số thông tin cá nhân

Giới tính: Nam/ Nữ Tuổi:...Số năm công tác: ...(năm)

Trình độ học vấn:

a. Trung học phổ thông b. Trung cấp c. Cao đẳng

d. Đại học e. Trên đại học

Tình trạng hôn nhân:

a. Chưa có gia đình b. Đã có gia đình

c. Đã có gia đình và có con

Một phần của tài liệu luận văn thái độ của giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố hà nội về tự kỷ (Trang 88)