Giống như thái độ, tự kỷ cũng là một chủ đề được quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu từ rất lâu do đó cũng có nhiều cách hiểu và quan niệm khác nhau.
Quan niệm của Bleuler năm 1911: “Tự kỷ là khái niệm dùng để chỉ những người bệnh tâm thần phân liệt không còn liên hệ với thế giới bên ngoài nữa mà sống với thế giới của riêng mình, bệnh nhân chia cắt với thực tế bên ngoài và lui về thế giới bên trong, khép mình trong ham muốn riêng và tự mãn”.
33
Quan niệm của Kanner: “Tự kỷ là sự rút lui cực đoan của một số trẻ em lúc mới bắt đầu cuộc sống, triệu chứng đặc biệt của bệnh là một sự hiếm thấy, là sự rối loạn từ cội rễ, là sự không có khả năng của những trẻ này trong công việc thiết lập các mối quan hệ bình thường với các tình huống từ lúc chúng bắt đầu cuộc sống”.
Quan niệm của Freud: “Tự kỷ là sự đầu tư vào đối tượng quay trở lại trong cái tôi, có nghĩa là đã trở thành tự yêu, là sự ẩn náu của trẻ em trong thế giới bên trong huyễn tưởng và ảo ảnh để hỏi rằng cái tự trị ảo tưởng chỉ có thể được một thời gian, đối với chủ thể với điều kiện phải thêm vào đó sự chăm sóc của người mẹ”.
Quan niệm của trường phái nhận thức: “Tự kỷ là những sự thiếu hụt liên quan tới các quá trình tượng trưng hóa, nhất là về trí nhớ và những suy yếu trong sự bộc lộ hoặc trong sự thấu hiểu tình cảm”.
Theo tác giả Lê Khanh thì “Chứng tự tỏa (hay tự kỷ), gọi chung là hiện tượng tự tỏa theo nguyên nghĩa là Tự mình phong tỏa các khả năng quan hệ của mình với bên ngoài. Việt Nam còn gọi là Tự kỷ hay Tự bế… Tình trạng này có thể xảy ra cho bất kỳ một đứa trẻ nào, không lệ thuộc vào dân tộc, xã hội hay trình độ phát triển của cha mẹ.” [9].
Theo ICD – 102: Một rối loạn lan toả phát triển được xác định bởi một sự phát triển không bình thường và hay giảm sút biểu hiện rõ rệt trước 3 tuổi, và bởi một hoạt động bất thường đặc trưng trong 3 lĩnh vực: tác động xã hội qua lại, giao tiếp, và tác phong thu hẹp, lặp lại. Rối loạn này xuất hiện ở con trai nhiều hơn con gái 3, 4 lần.
Hiện nay định nghĩa tự kỷ được công nhận và sử dụng rộng rãi là định nghĩa của Hội Tâm thần học Hoa Kỳ, trong DSM-IV3
:
2
International Classification of Diseases 10th(ICD-10) Phân loại bệnh quốc tế của Tổ chức Y tế thế giới – Phiên bản 10
3
Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM-IV: Sổ tay phân loại và chẩn đoán các rối loạn tâm thần, phiên bản IV
34
A. Một tập hợp gồm sáu hoặc nhiều hơn các tiêu chí của Nhóm (1), (2) và (3), trong đó có ít nhất 2 tiêu chí từ nhóm (1) và một tiêu chí từ mỗi nhóm (2) và (3).
(1). Giảm khả năng định tính trong tương tác xã hội thể hiện ở ít nhất hai trong số các biểu hiện sau:
(a) Giảm khả năng rõ rệt trong việc sử dụng các hành vi phi ngôn ngữ đa dạng như ánh mắt, nét mặt, các tư thế của cơ thể và các cử chỉ để tạo ra sự liên hệ mang tính chất xã hội.
(b) Không có khả năng xây dựng các mối quan hệ đối với bạn đồng trang lứa phù hợp với mức độ phát triển.
(c) Thiếu sự đòi hỏi tự nhiên đối với việc chia sẻ niềm vui, sở thích, các mối quan tâm hay các thành tích đạt được với người khác (ví dụ như không bao giờ mang hay chỉ cho người khác xem thứ mình thích).
(d) Thiếu sự trao đổi qua lại về tình cảm hoặc xã hội.
(2) Giảm khả năng định tính trong giao tiếp thể hiện ở ít nhất một trong số những biểu hiện sau:
(a) Chậm hoặc hoàn toàn không phát triển kỹ năng nói (không có ham muốn bù đắp lại hạn chế này bằng các cách giao tiếp khác, ví dụ như những cử chỉ điệu bộ thuộc kịch câm).
(b) Với những cá nhân có thể nói được thì lại suy giảm khả năng thiết lập và duy trì hội thoại.
(c) Sử dụng ngôn ngữ trùng lặp và rập khuôn hoặc sử dụng ngôn ngữ khác thường.
(d) Thiếu những trò chơi đóng vai đa dạng, tự phát và bắt chước mang tính xã hội phù hợp với mức độ phát triển.
(3) Những kiểu hành vi, những mối quan tâm và những hoạt động lặp lại và rập khuôn, và thể hiện ít nhất ở một trong các biểu hiện sau:
35
(a) Quá bận tâm đến một số những mối quan tâm có tính chất rập khuôn và bó hẹp với một mức độ tập trung hoặc cường độ bất thường.
(b) Gắn kết cứng nhắc với những thủ tục hoặc nghi thức riêng biệt và không mang tính chức năng.
(c) Những biểu hiện vận động mang tính lặp lại hoặc rập khuôn (ví dụ gõ tay hoặc vặn tay, hoặc có kiểu di chuyển cả thân người một cách phức tạp), đi trên các đầu ngón chân.
(d) Bận tâm dai dẳng với các bộ phận cơ thể.
B. Chậm hoặc thực hiện một cách không bình thường các chức năng ở ít nhất một trong các lĩnh vực sau, với mốc khởi đầu trước tuổi lên 3: (1) - tương tác xã hội, (2) - sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp xã hội, (3) - chơi/ hoạt động mang tính biểu tượng hoặc tưởng tượng.
C. Hội chứng không phải do rối loạn Rett hay Rối loạn Bất hoà nhập Thời kỳ ấu thơ [18].