Bảng 3.9. Quan điểm của giáo viên về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ
Quan điểm Kết quả
SL %
Không biết 5 4.3
Không 13 11.2
Có 98 84.5
Khi nghiên cứu tìm hiểu về quan điểm của giáo viên về giáo dục hòa nhập cho trẻ nhóm nghiên cứu nhận được kết quả có tới 98 giáo viên lựa chọn nên cho trẻ tham gia lớp hòa nhập chiếm 84.5% tổng số giáo viên được hỏi. Đa số các giáo viên 19/80 giáo viên chiếm 23.8% cho rằng: “là nơi giúp cho trẻ giao lưu, hòa nhập cùng với các bạn thông qua việc chơi và quan sát các bạn khác”. Bên cạnh đó cúng có một số ý kiến 8/80 giáo viên chiếm 10% cho rằng: “trẻ được tham gia học tập như trẻ thường để chơi các trò chơi với các bạn cùng trang lứa”. Như vậy, có thể thấy một bộ phận nhỏ giáo viên còn có nhận thức sai về việc trẻ có thể học tập và phát triển như trẻ thường. Trong khi đó dù trẻ có được tham gia học hòa nhập cùng các bạn thì trẻ tự kỷ vẫn rất cần sự hỗ trợ riêng và đặc biệt đến từ phía giáo viên có kiến thức về giáo dục đặc biệt.
77
Ngoài ra, cũng có 13 giáo viên chiếm 11.2% giáo viên được hỏi cho rằng không nên cho trẻ tham gia các lớp hòa nhập với một số lý do như: “giáo viên mầm non không có kiến thức chuyên biệt để hỗ trợ giúp trẻ tiến bộ”; “các bạn khác bắt nạt hoặc trêu chọc trẻ”; “học sinh tự kỷ sẽ làm mất thời gian cũng như ảnh hưởng tới các bạn khác trong lớp”; “các bạn trong lớp sẽ học tập theo những hành vi của bạn tự kỷ”.
Cùng với đó các giáo viên được hỏi đưa ra một số khó khăn và thuận lợi khi trẻ tham gia vào các lớp hòa nhập như:
- Về khó khăn: Có ý kiến cho rằng giáo viên mầm non không có kiến thức chuyên sâu cũng như chưa được đào tạo nên rất khó để giáo dục trẻ, trẻ hay phá đám sẽ làm ảnh hưởng tới lớp và các bạn, khi học hòa nhập thì lớp đông nên các cô không có nhiều thời gian quan tâm và giúp đỡ trẻ, nhà trường có nhiều sức ép hơn với các phụ huynh có con bình thường trong lớp, giáo viên sẽ vất vả hơn khi có trẻ trong lớp bởi trẻ không giống như trẻ bình thường rất khó rèn vào nề nếp chung như các bạn khác trong lớp. Bên cạnh đó có nhưng khó khăn mà giáo viên nêu ra như việc nhận thức của trẻ hạn chế nên không thể theo kịp chương trình học như các bạn sẽ làm cho các bạn khác không tập trung, trẻ tự kỷ hạn chế về ngôn ngữ và giao tiếp nên khó chơi với các bạn cùng lớp.
- Về thuận lợi: Các giáo viên khi hỏi về lợi ích cho trẻ thì cho rằng là cơ hội tốt để thầy cô, nhà trường có thể giúp đỡ trẻ và cũng giúp trẻ hòa nhập tốt hơn, trẻ được giao tiếp sẽ giúp trẻ mạnh dạn hơn, tiện cho việc theo dõi hơn. Ngoài ra có ý kiến còn cho rằng việc cho trẻ đến lớp hòa nhập còn giúp trẻ học hỏi những bạn bè xung quanh và còn giảm áp lực cho phía gia đình.
78
4% 11%
85% 0%
Không biết Không Có
3.1.10. Mối quan hệ giữa nhận thức của giáo viên với những đặc điểm cá nhân của giáo viên