Hành vi củagiáoviên mầmnon với trẻ tự kỷ

Một phần của tài liệu luận văn thái độ của giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố hà nội về tự kỷ (Trang 81)

Khi chúng tôi đưa ra giả định trong lớp của giáo viên có trẻ tự kỷ thì giáo viên sẽ có hướng sử lý như thế nào và chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.11. Hành vi của giáo viên mầm non với trẻ tự kỷ trong lớp học

Hành vi ứng xử của giáo viên

Sai Đúng

SL(%) SL(%)

Thờ ơ, mặc kệ 103(99) 1(1)

Cho trẻ ngồi một góc tách biệt với các bạn 100 (97.1) 3(2.9)

Đưa trẻ ngồi cuối lớp 101(99) 1(1)

Thông báo cho trường để chuyển lớp, chuyển trường 90(87.4) 13(12.6)

Đưa ra chẩn đoán cho trẻ 47(49) 49(51)

Hướng dẫn trẻ chơi đồ chơi 10(9.2) 99(90.8)

Trò chuyện nhiều với trẻ 7(6.3) 105(93.8)

Sẵn sàng làm tất cả mọi thứ có thể cho trẻ tiến bộ 9(8.3) 100(91.7) Để trẻ ngồi gần mình, để có thể sát sao với trẻ hơn 8(7.5) 99(92.5)

Để ý tới trẻ nhiều hơn 4(3.6) 106(96.4)

Khuyên cha mẹ đưa trẻ đi khám và tư vấn ở các cơ sở y tế hoặc tâm lý

0(0) 116(100)

Bảng cho 3.11 thấy có đến 100% giáo viên trả lời rằng sẽ “Khuyên cha mẹ đưa trẻ đi khám và tư vấn ở các cơ sở y tế hoặc tâm lý” và cũng chỉ có 1% giáo viên chọn rằng mình sẽ thờ ơ, mặc kệ trẻ. Điều đó thấy rằng các giáo viên luôn có mong muốn các em phát triển một cách bình thường như các bạn khác và có thể thấy, đây là một hành vi phản ứng rất tích cực của giáo viên và mong muốn các em có thể được gia đình đi thăm khám và kiểm tra tại các cơ sở y tế và tâm lý. Tuy nhiên, bên cạnh đó có thể nhận thấy rằng khi giáo viên nhận thấy ở trẻ có một số biểu hiện giống với biểu hiện của tự kỷ thì các cô lại có nhận xét và đánh giá trẻ rồi đưa ra chẩn đoán cho trẻ và gia đình. Có 49 giáo

82

viên chọn là sẽ đưa ra chẩn đoán cho trẻ, chiếm 51%. Điều này có thể gây áp lực về mặt tâm lý và tinh thần cho gia đình, cho trẻ. Trong khi đó hiện nay thì ngoài bác sĩ làm ở các phòng khám tâm bệnh nhi, những người được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực tâm lý chẩn đoán mới có thể đưa ra những đánh giá và những nhận xét cho trẻ. Qua bảng ta cũng dễ nhận thấy rằng các giáo viên luôn sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ các con trong học tập cũng như trong hoạt động vui chơi như việc để ý tới trẻ nhiều hơn 106 giáo viên chọn khi được hỏi và chiếm tỷ lệ 96.4% trong tổng số giáo viên được hỏi; hướng dẫn trẻ chơi đồ chơi chiếm 90.8% số người lựa chọn.

99 97.1 99 87.4 49 9.2 6.3 8.3 7.5 3.6 0 1 2.9 1 12.6 51 90.8 93.8 91.7 92.5 96.4 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Đúng

Biểu đồ 3.7. Hành vi của giáo viên mầm non với trẻ tự kỷ trong lớp học

Ghi chú:

1. Thờ ơ, mặc kệ 2. Cho trẻ ngồi một góc tách biệt với các bạn

3. Đưa trẻ ngồi cuối lớp 4. Thông báo cho trường để chuyển lớp, chuyển

trường

5. Đưa ra chẩn đoán cho trẻ 6. Hướng dẫn trẻ chơi đồ chơi

7. Trò chuyện nhiều với trẻ 8. Sẵn sàng làm tất cả mọi thứ có thể cho trẻ tiến bộ

9. Để trẻ ngồi gần mình, để có thể sát sao với trẻ hơn 10. Để ý tới trẻ nhiều hơn

83

Ngoài ra, khi được giả định với tình huống khi giáo viên gặp một trẻ tự kỷ ở trường của mình hoặc tiếp xúc với một trẻ tự kỷ thì giáo viên sẽ có những hành vi ứng sử như thế nào. Và kết quả thu được như sau:

Bảng 3.12. Hành vi của giáo viên mầm non khi tiếp xúc với trẻ tự kỷ

Tình huống Sai Đúng Không chắc SL (%) SL (%) SL (%)

Tôi sẽ thất vọng và tức giận nếu nhà trường xếp trẻ tự kỷ vào lớp mình 71 (76.3) 0 (0) 22 (23.7) Tôi sẽ phản đối nếu nhà trường xếp một trẻ

bị tự kỷ vào lớp mình phụ trách 64 (69.6) 1 (1.1) 27 (29.3) Nếu gặp một trẻ có những biểu hiện như

chậm nói và nghịch ngợm, tôi sẽ bảo bố mẹ là trẻ bị tự kỷ và nên đi khám, can thiệp.

36 (37.5) 24 (25) 36 (37.5)

Nếu gặp một trẻ có biểu hiện tự kỷ, tôi vẫn ứng xử như những trẻ khác 19 (19.2) 69 (69.7) 11 (11.1) Tôi sẽ dành tất cả tiền của mình để giúp trẻ

đó 17 (17.7) 11 (11.5) 68 (70.8)

Tôi sẵn sàng tiếp nhận và nuôi trẻ tự kỷ vì các cháu quá đáng thương

15 (15.8) 28 (29.5) 52 (54.76)

Tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận bất cứ trẻ tự kỷ nào đó vào lớp mình. 7 (7.1) 69 (70.4) 22 (22.4) Tôi sẽ quan tâm đến trẻ đó, tìm cách nói

chuyện, chơi cùng v.v. 6 (6) 87 (87) 7 (7) Tôi sẽ hướng dẫn cha mẹ cách dạy, chơi, và

hướng can thiệp

6 (6.1) 61 (62.2) 31 (31.6) Tôi nghĩ rằng việc học trong lớp bình thường

là điều quan trọng để các trẻ tự kỷ có thể hòa nhập. 5 (5) 76 (76) 19 (19)

84

Khi giáo viên được hỏi “Nếu gặp một trẻ có những biểu hiện như chậm nói và nghịch ngợm, tôi sẽ bảo bố mẹ là trẻ bị tự kỷ và nên đi khám, can thiệp” thì có tới 24 giáo viên chọn rằng mình sẽ gọi trẻ là có rối loạn tự kỷ, chiếm 25% số giáo viên được hỏi và sẽ gọi trẻ là trẻ tự kỷ. Như vậy có thể nhận thấy rằng chỉ mới nhìn thấy trẻ có biểu hiện về mặt ngôn ngữ và có hành vi tăng hơn so với các số tuổi của trẻ mà các giáo viên đã tự chẩn đoán, gán nhãn cho đứa trẻ là tự kỷ và khuyên cha mẹ rằng nên đi khám bởi cháu bị tự kỷ. Điều này dễ nhận thấy rằng đối với giáo viên việc gọi tên tự kỷ và gán cho cháu là tự kỷ cũng rất đơn giản chỉ cần thông qua một vài dấu hiệu về hành vi và ngôn ngữ. Bên cạnh đó có 36 giáo viên thì không chắc rằng mình có nên nói với phụ huynh là con có rối loạn tự kỷ hay không (chiếm 37.5%). Điều này thấy rằng, hiện nay một bộ phận các giáo viên luôn có xu hướng gắn tên tự kỷ cho trẻ nếu thấy ở trẻ có một số biểu hiện giống với trẻ tự kỷ. Khi nhóm nghiên cứu đặt ra những câu hỏi mang tính chất đo đọ trung thực của giáo viên khi trả lời như: Sẵn sàng làm tất cả mọi thứ có thể cho trẻ tiến bộ;Tôi sẽ dành tất cả tiền của mình để giúp trẻ đó; Tôi sẵn sàng tiếp nhận và nuôi trẻ tự kỷ vì các cháu quá đáng thương; Tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận bất cứ trẻ tự kỷ nào đó vào lớp mình. Với những câu hỏi trên thì chúng tôi đạt được kết quả tương ứng như sau: 91.7%, 11.5%, 29.5%, 70.4% qua đó nhận thấy rằng khi trẻ lời những câu hỏi về hành vi này thì số giáo tham gia trả lời đã không trung thực với những giả thiết đã được đưa ra ở trên. Điều đó có thể do trong cuộc sống nói chung cũng như trong công việc tại trường các cô bị tri phối bởi các vấn đề như thời gian, số lượng học sinh đông, bài dạy, các mối quan hệ khác trong cuộc sống, điều kiện kinh tế. Những yếu tố đó không thể giúp giáo viên có thể giúp đỡ trẻ nhiệt tình như việc dành tiền bạc, thời gian, và nuôi dạy trẻ.

85

3.4. Mối quan hệ giữa nhận thức, cảm xúc và hành vi của giáo viên với trẻ tự kỷ

Để tìm hiểu mối quan hệ giữa nhận thức, cụ thể ở đây là hiểu biết về tự kỷ, chúng tôi tính tương quan giữa từng lĩnh vực hiểu biết về tự kỷ, ở đây là câu 3 – hiểu biết về nguyên nhân tự kỷ; câu 5 –hiểu biết về việc chẩn đoán tự kỷ; câu 6 – hiểu biết về triệu chứng tự kỷ; và câu 8 – hiểu biết về can thiệp, giáo dục cho trẻ tự kỷ. Sau đó, tổng điểm cả 4 lĩnh vực này được tính để tạo ra biến hiểu biết về tự kỷ nói chung.Biến hiểu biết nói chung về tự kỷ này lại được dùng để tính tương quan với từng hành vi và cảm xúc để xem xét mối quan hệ giữa mức độ nhận thức và từng cảm xúc và hành vi ở giáo viên mầm non.

Hiểu biết về những cách thức hỗ trợ cho trẻ tự kỷ có tương quan ngược với hành vi thờ ơ mặc kệ trẻ. Tương quan này có ý nghĩa thống kê ở mức

p<0,001 và ở mức độ trung bình, với chỉ số tương quan r = -0369, thờ ơ mặc kệ trẻ. Như vậy giáo viên sẽ ít thờ ơ, mặc kệ nếu như họ có nhận thức và hiểu biết nhiều về can thiệp đúng cách cho trẻ.

Giáo viên hiểu biết về những cách thức hỗ trợ cho trẻ tự kỷ có tương quan thuận với hành vi để cho trẻ ngồi gần mình và sát sao với trẻ p< 0,001 và ở mức độ trung bình, với chỉ số tương quan r= 0.272. Giáo viên sẽ sát sao, cho trẻ nồi gần, chú ý tới trẻ hơn nếu như họ có nhận thức về những cách thức can thiệp tốt.

Hiểu biết về những cách thức hỗ trợ cho trẻ tự kỷ có tương quan ngược với hành vi từ chối tiếp nhận một trẻ tự kỷ vào trong lớp của mình. Tương quan này có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,001 và ở mức độ trung bình, với chỉ số tương quan r = -0,328 điều đó có nghĩa nếu nhận thức về những cách thức hỗ trợ cho trẻ giáo viên sẽ sẵn sàng tiếp nhận trẻ vào lớp của mình phụ trách.

Hiểu biết về những cách thức hỗ trợ cho trẻ tự kỷ có tương quan ngược với hành vi thất vọng nếu nhà trường xếp trẻ có rối loạn tự kỷ vào lớp mình. Tương quan này có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,001 và ở mức độ trung bình,

86

với chỉ số tương quan r = -0.294. Như vậy nếu giáo viên có nhận thức đúng về trẻ tự kỷ thì cũng có những nhận thức tốt về việc hỗ trợ cho trẻ tham gia vào lớp học hòa nhập tại trường và giáo viên không có cảm xúc thất vọng nếu được xếp vào lớp của mình.

Khi xem xét mối quan hệ giữa hiểu biết nói chung về tự kỷ và cảm xúc và hành vi của giáo viên, sử dụng phép tính tương quan, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Hiểu biết nói chung về tự kỷ có tương quan thuận ở mức độ thấp (r = 0.269, p=0,05) với hành động của giáo viên là hướng dẫn trẻ chơi đồ chơi.

Hiểu biết nói chung của giáo viên có tương quan thuận ở mức độ thấp (r = 0.255, p=0,06) với nhận thức về việc cho trẻ đi học lớp hòa nhập.

Tóm lại, hiểu biết về những cách thức hỗ trợ cho trẻ tự kỷ có tương quan ngược với tổng các câu thấy rằng càng hiểu biết về tự kỷ thì giáo viên càng không có cảm giác ghê sợ, không có cảm giác tò mò với trẻ tự kỷ.

Tiểu kết chƣơng 3

Qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy đa số giáo viên trên địa bàn thành phố Hà Nội có thái độ đúng về các vần đề tự kỷ.

Về nhận thức: Giáo viên nhận thức tốt về nguyên nhân gây nên tự kỷ và những cách thức thức giáo dục phù hợp cho trẻ tự kỷ.

Về tình cảm: Đa số giáo viên có tình cảm tích cực với trẻ tự kỷ.

Về hành vi: Đa số giáo viên đề có nhận thức rằng việc phát hiện và can thiệp sớm hay cho trẻ sẽ giúp trẻ có những tiến bộ tích cực với trẻ.

Nói chung,giáo viên mầm non có nhận thức và hiểu biết càng đúng đắn về tự kỷ thì càng có hành vi ứng xử đúng đắn và cảm xúc phù hợp với trẻ.

Tuy nhiên, còn một số giáo viên vẫn có những nhận định sai lệch về các đặc điểm riêng biệt, một số khả năng phục hồi của trẻ nên có những nhận định, đánh giá chẩn đoán, hay gán nhãn cho trẻ. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập cũng như đến yếu tố tâm lý với trẻ và gia đình.

87

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

Kết quả nghiên cứu phù hợp với những giả thuyết đề ra. Nhận thức, cảm xúc, hành vi và nhận thức của giáo viên đối với trẻ tuy hầu hết là đúng và tích cực, nhưng không tránh khỏi những hạn chế, điển hình như hiểu biết sai về nguyên nhân (ví dụ do cách nuôi dạy), việc chẩn đoán (ví dụ giáo viên và người không được đào tạo cũng có thể chẩn đoán) hay nhận biết trẻ tự kỷ (ví dụ trong lớp có trẻ tự kỷ). Nếu giáo viên có nhận thức và hiểu biết đúng đắn hơn về tự kỷ thì họ cũng thường có cảm xúc tích cực và hành vi phù hợp trong việc giúp trẻ và gia đình. Nói chung, đa số giáo viên trên địa bàn thành phố Hà Nội thái độ (bao gồm nhận thức, hành vi, cảm xúc) tương đối đúng đắn, tuy nhiên vẫn còn nhiều giáo viên có những thái độ chưa đúng đắn về tự kỷ.

Về nhận thức: Nhìn chung, giáo viên có nhận thức khá tốt về nguyên nhân gây nên tự kỷ và những cách thức thức giáo dục phù hợp cho trẻ tự kỷ. Họ luôn có mong muốn trẻ có cơ hội được học tập và phát triển như những bạn trong lớp của mình Tuy nhiên, giáo viên mầm non còn có những hiểu biết hạn chế về việc nhận thức khả năng phát triển của trẻ, những biểu hiện riêng biệt của trẻ và việc chẩn đoán trẻ còn chưa có được những nhận thức đúng nên dẫn đến việc đưa ra những nhận định, gọi tên và gán nhãn cho trẻ khi trẻ có một số biểu hiện khác với những trẻ khác trong lớp mình. Giáo viên cũng chưa ý thức được việc gán nhãn cho trẻ có những ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý của trẻ cũng như gia đình trẻ.

Về tình cảm: Đa số giáo viên khi được tham gia đánh giá đều có tình cảm tích cực với trẻ như thương cảm và buồn, lo lắng đối với trẻ có rối loạn tự kỷ. Tuy nhiên, còn một số giáo viên do khi tiếp xúc, trẻ có một số hành vi kì dị khác với các bạn khác và cùng với những áp lực từ lớp và gia đình nên đã cảm thấy khó chịu khi tiếp xúc với trẻ.

88

Về hành vi: giáo viên mầm non sẵn sàng là người tư vấn giới thiệu phụ huynh đến các bệnh viện và cơ sở tâm lý để kiểm tra và đánh giá. Tuy nhiên, một số giáo viên khi thấy ở trẻ xuất hiện một số biểu hiện như chậm nói, nghịch ngơm hơn các bạn khác trong lớp thì giáo viên luôn có xu hướng đánh giá rằng trẻ có rôi loạn tự kỷ và gán cho trẻ rằng trẻ đã có rối loạn tự kỷ và gia đình nên đưa trẻ đi khám.

2. Khuyến nghị

Việc nhận thức đúng về tự kỷ cũng như có thái độ đúng đắn về tự kỷ sẽ giúp giáo viên có sự tư vấn giúp đỡ kịp thời cho trẻ cũng như gia đình trẻ có những định hướng tích cực giúp cho trẻ có cơ hội được tham gia học tập và tham gia vào các hoạt động trung của xã hội.

Giáo viên mầm non cầntích cực tìm hiểu và chia sẻ các kiến thức liên quan đến lĩnh vực chuyên môn cũng như những kiến thức liên quan đến tự kỷ để có thể biến mình thành những chuyên gia tư vấn và gợi ý định hướng giúp gia đình trẻ và trẻ có những hành động tốt nhất và kịp thời đối với trẻ.

Các chương trình đào tạo giáo viên mầm non nên xây dựng kiến thức và tiết học thêm cho môn học tâm lý học trẻ em để giáo viên có thể trang bị cũng như học sâu hơn về nội dung liên quan đến trẻ em. Đồng thời, các chương trình cũng nên có thêm bộ môn về giáo dục trẻ khuyết tật để các giáo viên mầm non tương lai được tiếp xúc với các khái niệm, biểu hiện của các dạng khuyết tật ở trẻ.

Chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ biến, nâng cao nhận thức cho giáo viên và cộng đồng dân cư về các vấn liên quan đến trẻ tự kỷ và giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng. Thường xuyên tổ chức các chương trình hội thảo, tọa đàm, các buổi chia sẻ kinh nghiệm hay đào tạo chuyên sâu về rối loạn tự kỷ. Nỗ lực xây dựng và thực hiện các chương trình phát thanh và truyền hình riêng cho trẻ khuyết tật.

Ban hành các chính sách ưu đãi dành cho trẻ tự kỷ cũng như gia đình có con

Một phần của tài liệu luận văn thái độ của giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố hà nội về tự kỷ (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)