Phẩm chất và năng lực của người giáoviên mầmnon

Một phần của tài liệu luận văn thái độ của giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố hà nội về tự kỷ (Trang 50)

1.4.5.1. Phẩm chất của người giáo viên mầm non

- Thế giới quan khoa học: Là quan điểm của con người trước những quy luật về tự nhiên, về xã hội. Nó vừa là hiểu biết, quan điểm, vừa là sự thể nghiệm, tình cảm sâu sắc.

+ Thế giới quan là yếu tố quan trọng trong cấu trúc nhân cách, quyết định niềm tin chính trị, toàn bộ hành vi, cũng như ảnh hưởng của thầy giáo đối với trẻ.

+ Thế giới quan của giáo viên là thế giới quan Mác – Lênin, bao hàm những quan điểm duy vật biện chứng về các quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy.

- Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ: Là hạt nhân trong cấu trúc nhân cách người giáo viên, có ảnh sâu sắc đến sự hình thành nhân cách học sinh. Được biểu hiện ra ngoài bằng niềm say mê nghề nghiệp, lòng yêu trẻ, lương tâm nghề nghiệp, tận tụy hy sinh với công việc, tác phong làm việc cần cù, trách nhiệm, lối sống giản dị và thân tình v.v. Tạo nên sức mạnh giúp người giáo viên vượt qua mọi khó khăn về tinh thần và vật chất, hoàn thành nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ v.v.

- Lòng yêu trẻ: Lòng yêu người trước hết là yêu trẻ là một trong những phẩm chất đạo đức cao quý của con người, là một phẩm chất đặc trưng trong nhân cách người giáo viên. Lòng yêu trẻ của giáo viên thể hiện:

+ Cảm thấy vui sướng khi được tiếp xúc với trẻ, khi thâm nhập vào thế giới độc đáo của trẻ.

+ Thái độ quan tâm đầy thiện chí và ân cần đối với trẻ, cả với những em học kém và vô kỷ luật.

51

+ Tinh thần giúp đỡ trẻ bằng ý kiến hoặc hành động thực tế của mình một cách chân thành và giản dị, không có thái độ phân biệt đối xử, dù có những em chưa ngoan hoặc chậm hiểu.

- Lòng yêu nghề: Lòng yêu trẻ và yêu nghề gắn bó chặt chẽ với nhau, lồng vào nhau. Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu, có yêu người mới có cơ sở để yêu nghề. Người giáo viên yêu nghề là người luôn nghĩ, cố gắng cống hiến cho sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ của mình. Trong công tác giảng dạy và giáo dục, luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, cải tiến nội dung và phương pháp, không tự thỏa mãn với trình độ hiểu biết và tay nghề của mình.

- Những phẩm chất đạo đức và phẩm chất ý chíphù hợp với hoạt động của người thầy: Khác với các hoạt động khác, hoạt động của người giáo viên nhằm làm thay đổi con người (học sinh). Do vậy, mối quan hệ thầy trò là vấn đề quan trọng nhất. Nội dung, tính chất và cách xử lý mối quan hệ này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học, tạo sự cân bằng trong quan hệ thầy và trò, tác động trực tiếp tới học sinh. Hơn nữa, người thầy giáo giáo dục học sinh không những bằng hành động trực tiếp của mình mà còn bằng tấm gương của cá nhân mình, bằng thái độ và hành vi của chính mình đối với hiện thực.

1.4.5.2. Năng lực của người giáo viên mầm non

Hiện nay, việc xem xét cấu trúc của năng lực sư phạm cũng có nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, có tác giả sắp xếp các năng lực sư phạm dựa vào các yếu tố chủ đạo, hỗ trợ, điểm tựa và từ đó chia thành nhóm các năng lực sư phạm giữ các vai trò chủ đạo, nhóm các năng lực sư phạm giữ vai trò hỗ trợ, nhóm các năng lực sư phạm giữ vai trò điểm tựa. Sau đây, ta sẽ xét một số năng lực điểnhình trong các nhóm năng lực sư phạm:

* Nhóm năng lực dạy học bao gồm: Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục; Tri thức và tầm hiểu biết của người giáo viên; Năng lực chế biến tài liệu học tập; Nắm vững kỹ thuật dạy học; Năng lực ngôn ngữ.

52

* Nhóm năng lực giáo dục bao gồm: Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh; Năng lực giao tiếp sư phạm; Năng lực “cảm hóa” học sinh; Năng lực khéo léo đối xử sư phạm.

Tóm lại, nhân cách là bộ mặt chính trị - đạo đức của người giáo viên, là công cụ chủ yếu để tạo ra sản phẩm giáo dục. Nó là cấu tạo tâm lý phức tạp và phong phú. Sự hình thành và phát triển nhân cách là cả một quá trình tu dưỡng văn hóa và rèn luyện tay nghề trong thực tiễn sư phạm. Nhân cách hoàn thiện và có sức sáng tạo sẽ tạo uy tín chân chính của người thầy giáo. Trường sư phạm có nhiệm vụ xây dựng nên những cơ sở trọng yếu để hình thành nhân cách người thầy giáo tương lai. Thời gian học tập là tu dưỡng của giáo sinh ở trường sư phạm là cực kỳ quan trọng để tạo ra những tiền đề cần thiết kiến tạo nhân cách. (Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng 2007, Chương 6. Tâm lý học nhân cách người thầy giáo).

Một phần của tài liệu luận văn thái độ của giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố hà nội về tự kỷ (Trang 50)