Cấu trúc nhân cách của người giáoviên mầmnon

Một phần của tài liệu luận văn thái độ của giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố hà nội về tự kỷ (Trang 49)

Nói đến nhân cách là nói đến tổng thể những phẩm chất và năng lực tạo nên bản sắc (nét đặc trưng) và giá trị tinh thần (giá trị làm người) của mỗi người. Như vậy trúc nhân cách của mỗi người gồm phẩm chất (đức) và năng lực (tài).

+ Phẩm chất là thái độ của con người đối vối hiện thực (tự nhiên, xã hội, người khác, bản thân); là hệ thống những thuộc tính tâm lý biểu hiện các mối quan hệ xã hội cụ thể của người đó; thường thể hiện qua hành động, hành vi, cách ứng xử v.v.

+ Năng lực là mặt hiệu quả của tác động (tác động vào con người, vào sự việc).

+ Phẩm chất và năng lực đều bao hàm ba yếu tố cơ bản: Nhận thức, tình cảm, ý chí. Phẩm chất của nhân cách gồm: Ý thức, niềm tin đạo đức (nhận thức), tình cảm đạo đức, ý chí đạo đức (biểu hiện tập trung ở rính cách). Năng lực cũng vậy bao gồm: Năng lực trí tuệ (nhận thức), tình cảm trí tuệ và hành động trí tuệ (ý thức).

Cả phẩm chất và năng lực làm thành một hệ thống. Chúng quyện vào nhau, chi phối lẫn nhau và lạo nên một cấu trúc (với ý nghĩa là một tổ hợp những yếu tố cũng như mối quan hệ giữa các yêú tố đó tạo ra một thể thống nhất toàn vẹn).

Những nội dung cơ bản tạo thành nhân cách nói trên là chung cho mọi người ở mọi loại hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên, trong mỗi thành phần của nó, ở mỗi loại hình hatk động nghề nghiệp khác nhau có nội dung tính chất và yêu cầu khác nhau. Trong cấu trúc nhân cách của người thầy giáo có thể kể đến những thành phần cơ bản sau đây:

+ Phẩm chất: Thế giới quan khoa học, lý tưởng đào tạo thế hẹ trẻ, lòng yêu trẻ, lòng yêu nghề nghiệp, những phẩm chất đạo đức và phẩm chất ý chíphù hợp với hoạt động của người thầy.

50

+ Năng lực sư phạm: năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục, tri thức, tầm hiểu biết, năng lực chế biến tài liệu học tập, năng lực dạy học, ngôn ngữ, vạch dự án phát triển nhân cách học sinh, giao tiếp sư phạm, “cảm hóa” học sinh, tổ chức hoạt động sư phạm v.v.

Một phần của tài liệu luận văn thái độ của giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố hà nội về tự kỷ (Trang 49)