Thái độ củagiáoviên mầmnon về tự kỷ

Một phần của tài liệu luận văn thái độ của giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố hà nội về tự kỷ (Trang 52)

Trên cơ sở phân tích lý luận về thái độ và những khái niệm có liên quan đến tự kỷ, chúng tôi rút ra khái niệm thái độ của giáo viên mầm non về rối loạn tự kỷ như sau: Thái độ của giáo viên mầm non về rối loạn tự kỷ là những đánh giá, những phản ứng tích cực hay tiêu cực của giáo viên đối với các vấn đề tự kỷ.

Thái độ của giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội về rối loạn tự kỷ được thể hiện ở các mặt nhận thức, tình cảm, hành vi. Vì vậy, để đánh giá đúng thực trạng thái độ của của giáo viên mầm noncần dựa vào các biểu hiện sau:

- Nhận thức của giáo viên mầm non về: Tự kỷ nói chung, nguồn thông tin mà giáo viên tiếp nhận về vấn đề tự kỷ, nguyên nhân dẫn đến tự kỷ, khả năng phát triển của trẻ tự kỷ, việc chẩn đoán trẻ tự kỷ, biểu hiện của trẻ tự kỷ, khả năng phục hồi của trẻ tự kỷ, việc giáo dục, hỗ trợ trẻ tự kỷ, hình thức giáo dục trẻ tự kỷ, những thuận lợi và khó khăn khi cho trẻ tự kỷ tham gia học lớp hòa nhập.

- Tình cảm: Tình cảm của giáo viên mầm non với trẻ tự kỷ.

- Hành vi: Phản ứng của giáo viên mầm non khi tiếp xúc và phát hiện trẻ tự kỷ.

53

CHƢƠNG 2

TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã chọn 5 trường mầm non trên địa bàn Hà Nội để thu thập thông tin dữ liệu. Cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Số lượng khách thể ở 5 trường mầm non

STT Các trƣờng mầm non Số khách thể Nam Nữ

1 Trường mầm non Cầu Diễn 27 0 27

2 Trường mầm non Hoàng Gia 15 0 44

3 Trường mầm non Vườn Tài Năng 20 0 20

4 Trường mầm non Tân Mai 29 0 29

5 Trường mầm non Tuổi Thơ 25 0 25

Số lượng khách thể tương đối đồng đều giữa các trường. Tất cả khách thể tham gia nghiên cứu là nữ giới, không có nam giới.

Trong số 5 trường mầm non mà chúng tôi chọn lựa có Trường mầm non Cầu Diễn, Trường mầm non Tân Mai là 2 trường công lập. Còn các trường mầm non Hoàng Gia, Vườn Tài Năng, và Tuổi Thơ là 3 trường bán công.

Dưới đây tôi khái lược tình hình của 5 trường mầm non này.

2.1.1. Trường mầm non Cầu Diễn – Huyện Từ Liêm – Hà Nội

Trường mầm non Cầu Diễn được thành lập vào giữa năm 2003, nằm trong khu dân cư an ninh, trật tự, giao thông thuận lợi thuộc trung tâm thị trấn Cầu Diễn – huyện Từ Liêm. Nhà trường hiện có 14 lớp học và 44 giáo viên.

Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn sư phạm, quản lý và có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong ngành giáo dục mầm non. Đội ngũ giáo viên nhà trường năng động, có chuyên môn sư phạm mầm non, yêu trẻ, nhiệt tình, có trách nhiệm, kinh nghiệm nhiều năm trong công tác chăm sóc,

54

nuôi dưỡng và giảng dạy. Trường đã được công nhận danh hiệu là trường chuẩn Quốc gia năm 2008.

2.1.2. Trường mầm non Hoàng Gia – Quận Cầu Giấy – Hà Nội

Trường mầm non Hoàng Gia thành lập năm 2007. Thời kỳ đầu trường hoạt động như 1 trung tâm giáo dục cho các bậc phụ huynh về phương pháp nuôi dậy con. Sau 7 năm hoạt động trường đã mở rộng thành 3 cơ sở trên địa bàn Hà Nội.

Trường áp dụng chương trình học Master để đưa vào phát triển đồng đều các lĩnh vực trí tuệ của trẻ: IQ (Trí thông minh), CQ(Trí sáng tạo); EQ (Trí tuệ cảm xúc); SS (Kỹ năng xã hội). Để đảm bảo chương trình được triển khai hiệu quả đến học sinh nhà trường đã đào tạo và cấp chứng chỉ cho 50 giáo viên trong toàn hệ thống. Các giáo viên được đào tạo và đánh giá định kỳ hàng năm để kiểm tra chất lượng chuyện môn khi tham gia giảng dạy.

2.1.3. Trường mầm non Vườn Tài Năng – Quận Ba Đình – Hà Nội

Trường mầm non Vườn Tài Năng với đội ngũ giáo viên có trình độ. Giáo viên đạt100% trình độ chuẩn và được đào tạo qua các trường lớp chuyên ngành về giáo dục mầm non và tâm lý, các giáo viên được theo theo học các khóa nâng cao trình độ chuyên môn. Đội ngũ giáo viên năng động, sáng tạo, nhiệt tình.

Hiện tại Trường mầm non Vuờn Tài Năng đang liên kết với Trung tâm tiếng Anh POPODOO và Trung tâm phát triển giáo dục Việt nam. Đây là hai đơn vị chịu trách nhiệm giảng dạy các môn năng khiếu cho các con như: Tiếng Anh, tiếng Trung, múa, võ thuật trẻ em.

2.1.4. Trường mầm non Tân Mai – Quận Hoàng Mai – Hà Nội

Trường mầm non Tân Mai - Quận Hoàng Mai có tổng số 11 lớp cùng 30 giáo viên.Trường với cơ sở vật chất, đồ dùng, trang thiết bị được đầu tư khang trang, hiện đại theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia.Cảnh quan sân trường rộng rãi, thoáng mát, luôn “Xanh - sạch - đẹp” với nhiều cây xanh bóng mát, nhiều thể loại, đồ chơi ngoài trời giúp trẻ rèn luyện, phát triển thể chất và nhân cách tốt nhất.

55

Nhà trường thực hiện chương trình đổi mới giáo dục mầm non do Bộ giáo dục và Đào tạo qui định. Quan tâm giáo dục trẻ phát triển tốt 5 lĩnh vực: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm kỹ năng xã hội và thẩm mỹ. Trường có đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn, năng lực và có kinh nghiệm nhiều năm trong công tác.

2.1.5. Trường mầm non Tuổi Hồng – Quận Hoàng Mai – Hà Nội

Trường mầm non Tuổi Thơ có tổng số 12 lớp với 36 giáo viên được công nhận là trường chuẩn quốc gia và đạt được nhiều giấy khen của cấp thành phố. Trường nhận trẻ từ 18 tháng đến 6 tuổi.

Chương trình chăm sóc và giáo dục được thực hiện bởi các giáo viên có trình độ chuyên môn về giáo dục mầm non theo chương trình đổi mới nhất của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Vụ Giáo dục mầm non.

2.2. Mẫu nghiên cứu

Chúng tôi đã phát ra 200 phiếu cho giáo viên mầm non tại 5 cơ sở nói trên và thu lại được 170 phiếu, song chỉ có 116 phiếu hợp lệ.

Đặc điểm khách thể nghiên cứu:

Bảng 2.2. Một số đặc điểm của khách thể nghiên cứu

Đặc điểm Số lƣợng (%) Học vấn THPT 1 0.9 Trung cấp 40 34.5 Cao đẳng 28 24.1 Đại học 46 39.6 Trên đại học 1 0.9 Giới tính Nam 0 0 Nữ 116 100 Tình trạng hôn nhân Chưa lập gia đình 35 26.3 Đã lập gia đình nhưng chưa có con 31 23.3 Đã lập gia đình và có con 67 50.4

56

Khách thể nghiên cứu gồm 116 giáo viên với 100% giáo viên nữ. Về tình trạng hôn nhân, 35 giáo viên chưa lập gia đình chiếm tỉ lệ 26.3%. Giáo viên đã có gia đình nhưng chưa có con có 31 giáo viên chiếm 23.3% và số giáo viên đã lập gia đình và có con là 67 chiếm 53.4%. Về học vấn: giáo viên ở trình độ THPT có 1 người, chiếm 0.9%. Tương tự, giáo viên trình độ trên đại học cũng chỉ có 1 người, chiếm 0.9%. Chiếm tỷ lệ lớn nhất là giáo viên có trình độ đại học, 46 người chiếm 39.6%. Giáo viên trình độ trung cấp có 40 người, chiếm 34.5% và trình độ cao đẳng có 28 người, chiếm 24.1%.

Bảng 2.3. Một số đặc điểm của khách thể

Đặc điểm Thấp nhất Cao nhất Trung bình

Số tuổi 21 54 29.8

Số năm công tác 1 37 7.45

Trong khách thể nhóm nghiên cứu có chia ra theo tiêu chí tuổi, số năm công tác. Tuổi của khách thể dao động từ 21 đến 54 và tập trung nhiều nhất vào khoảng từ 23 đến 30, chiếm 69.7%. Người có số năm công tác nhiều nhất là 37 năm và người có số năm công tác ít nhất là 1 năm. Số năm công tác trong khoảng từ 1 – 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 78.6%.Như vậy giáo viên trẻvà tương đối ít năm kinh nghiệm chiếm đa số trong số giáo viên được điều tra.

2.3. Tiến trình nghiên cứu

2.3.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận

* Mục đích

- Tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu, các phương pháp tiếp cận và nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu đã có.

- Xây dựng hệ thống khái niệm công cụ và phương pháp tiếp cận phù hợp với mục đích nghiên cứu.

* Nội dung: Đọc và phân tích tài liệu, bài viết và công trình nghiên cứu có liên quan tới luận văn. Từ đó xây dựng đề cương nghiên cứu, cơ sở lý luận, khái niệm công cụ, phiếu hỏi.

57

* Phương pháp nghiên cứu: Đọc và phân tích tài liệu

2.3.2. Giai đoạn khảo sát thực trạng, xử lý số liệu

* Mục đích:

- Khảo sát thực trạng thái độ của giáo viên mầm non trên địa bàn Hà Nội về tự kỷ

* Nội dung:

- Sử dụng phiếu hỏi đã được xây dựng với những câu hỏi thể hiện nhận thức, tình cảm, hành vi của giáo viên mầm non về tự kỷ.

- Thu phiếu, mã hóa, thống kê và xử lý số liệu với phương pháp toán thống kê; phân tích và viết nhận xét các kết quả về thái độ của giáo viên mầm non về tự kỷ.

* Địa bàn và khách thể nghiên cứu:

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 116 giáo viên mầm non thuộc 5 trường mầm non thuộc 4 quận/ huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Đây là phương pháp nghiên cứu và sử dụng những tài liệu có liên quan nhằm bổ trợ cho cơ sở lý thuyết trong quá trình thực hiện đề tài.

Với đề tài này, chúng tôi tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến vấn đề thái độ, nhận thức về vấn đề tự kỷ.

2.4.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài nhằm tìm hiểu thái độ của giáo viên mầm non trên địa bàn Hà Nội. Bảng hỏi đã được điều tra thử và chỉnh sửa cho phù hợp trước khi đi điều tra thực sự. Chi tiết bảng hỏi được trình bày ở phần phụ lục.

* Nội dung phiếu hỏi:

58

Câu 2: Giáo viên mầm non tiếp cận thông tin về tự kỷ qua phương tiện truyền thông nào

Câu 3: Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về nguyên nhân tự kỷ

Câu 4: Tìm hiểu nhận thức của giáo viên mầm non về khả năng phát triển của trẻ tự kỷ

Câu 5: Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về cách chẩn đoán tự kỷ Câu 6: Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về những biểu hiện của trẻ tự kỷ Câu 7: Tìm hiểu nhận thức của giáo viên mầm non về khả năng phục hồi của trẻ tự kỷ

Câu 8: Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về những cách thức hỗ trợ cho trẻ tự kỷ

Câu 9: Tìm hiểu về cảm xúc của giáo viên với trẻ tự kỷ

Câu 10, câu 13: Tìm hiểu về hành vi của giáo viên đối với trẻ tự kỷ Câu 11, câu 12: Tìm hiểu quan điểm của giáo viên mầm non về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ

* Cách thức tính điểm và xử lý bảng hỏi:

Trong luận văn tôi có sử dụng các phép tính như sau:

- Tính số lượng, phần trăm trong các câu: Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về vấn đề tự kỷ; giáo viên mầm non tiếp cận thông tin về tự kỷ qua phương tiện truyền thông nào; nhận thức của giáo viên về nguyên nhân tự kỷ; nhận thức của giáo viên về cách chẩn đoán tự kỷ; nhận thức của giáo viên về những biểu hiện của trẻ tự kỷ; nhận thức của giáo viên mầm non về khả năng phục hồi của trẻ tự kỷ; nhận thức của giáo viên về những cách thức hỗ trợ cho trẻ tự kỷ; tìm hiểu về hành vi của giáo viên đối với trẻ tự kỷ; tìm hiểu quan điểm của giáo viên mầm non về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ.

- Tính điểm trung bình và độ lệch chuẩn trong các câu: Tìm hiểu nhận thức của giáo viên mầm non về khả năng phát triển của trẻ tự kỷ; tìm hiểu về cảm xúc của giáo viên với trẻ tự kỷ.

59

- Tính tương quan với các biến tuổi, số năm công tác, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn và trường trong các câu liên quan đến nguyên nhân tự kỷ; cách chẩn đoán tự kỷ, những biểu hiện của trẻ tự kỷ; những cách thức hỗ trợ cho trẻ tự kỷ.

- Cách tính điểm: Sau khi có số liệu thô nhóm nghiên cứu sẽ mã hóa thêm 1 lần với biến “câu…đúng sai) và ở cuối mỗi câu sẽ là “tổng câu” trong đó ở các câu liên quan đến trong các câu liên quan đến nguyên nhân tự kỷ; cách chẩn đoán tự kỷ, những biểu hiện của trẻ tự kỷ; những cách thức hỗ trợ cho trẻ tự kỷ.

2.4.3. Phương pháp thống kê toán học

Phương pháp này dùng để xử lý các kết quả thu được từ bảng hỏi. Các thông số thu được sẽ được mã hóa, nhập vào máy tính và được xử lý bằng phần mềm SPSS 17.0. Phần mềm này sẽ giúp mô tả thống kê tỷ lệ %, tính điểm trung bình, so sánh tương quan giữa các biến một cách chính xác. Kết quả đo lường được trình bày trên các bảng số liệu và biểu đồ mang tính trực quan, thể hiện trong chương 3- Kết quả nghiên cứu.

Khi mô tả thống kê kết quả nghiên cứu, bên cạnh việc phân tích tỷ lệ %, trong một số trường hợp chúng tôi cố gắng phân tích ở các đơn vị đo khác như điểm trung bình.

2.5. Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên sự cho phép của trường đại học Giáo Dục – Đại học Quốc gia Hà Nội và 5 trường mầm non thuộc 4 quận/ huyện trên địa bàn Hà Nội.

Các giáo viên tham gia vào nghiên cứu đều hoàn toàn tự nguyện; được giải thích rõ mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu, các nguyên tắc giữ bí mật, cam kết không tiết lộ thông tin các giáo viên chia sẻ và đảm bảo trong trường hợp trích dẫn sẽ ghi lại chính xác ý kiến của giáo viên, không suy diễn những ý

60

kiến của giáo viên và đưa ra những ý kiến phỏng đoán của cá nhân dựa trên ý kiến từ giáo viên. Trong trường hợp lấy ý kiến của giáo viên làm tư liệu minh họa cho kết quả nghiên cứu, tác giả cam kết đảm bảo tính ẩn danh trong việc trích dẫn ý kiến.

Trong quá trình nghiên cứu tài liệu, người thực hiện nghiên cứu cam kết ghi trích dẫn nguồn trực tiếp từ chính nghiên cứu, tài liệu đã đọc và tham khảo để đảm bảo tính thống nhất, chính xác, khoa học cho đề tài.

61

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nhận thức của giáo viên mầm non về tự kỷ

3.1.1. Nhận thức của giáo viên về tự kỷ

Khi được hỏi các giáo viên với câu hỏi: “Thầy cô đã từng nghe tới tự kỷ bao giờ chưa?” chúng tôi nhận được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Mức độ nhận thức của giáo viên về tự kỷ

Nội dung Kết quả Số lƣợng % (Tính trên tổng số người trả lời)

Chưa nghe bao giờ 0 0

Không quan tâm 0 0

Đã từng nghe 30 25.9

Nghe rất nhiều 86 74.1

Bảng 3.1 cho thấy có 30 giáo viên được hỏi trả lời rằng đã từng nghe tới tự kỷ, chiếm 25.9% trong tổng số giáo viên được hỏi. Trong khi đó có tới 86 giáo viên trả lời nghe rất nhiều về vấn đề này, chiếm 74.1% trong tổng số giáo viên được hỏi và đây là phương án chiếm đa số. Hai lựa chọn còn lại không có giáo viên nào chọn là: Chưa bao giờ nghe và không quan tâm.

Như vậy, có thể nhận thấy đa số giáo viên mầm non khi được hỏi đều đã biết đến vấn đề tự kỷ dù ở các mức độ khác nhau. Điều này có thể giải thích là do trong những năm gần đây thông tin về tự kỷ được phổ biến hơn và các phương tiện truyền trông để tiếp cận thông tin cũng đa dạng hơn.

62 0 0 25.9 74.1 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Chưa nghe bao giờ Không quan tâm Đã từng nghe Nghe rất nhiều %

Biểu đồ 3.1. Nhận thức của giáo viên về vấn đề tự kỷ 3.1.2. Nguồn thông tin giáo viên tìm hiểu về tự kỷ

Khi tìm hiểu về nguồn thông tin mà giáo viên mầm non sử dụng để tiếp cận vấn đề tự kỷ chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.2. Nguồn thông tin giáo viên tìm hiểu về tự kỷ

Nguồn thông tin Kết quả

Số lƣợng %

Tham gia các buổi nói chuyện, tọa đàm về tự kỷ 9 7.8

Tham quan các cơ sở chăm sóc trẻ tự kỷ 19 16.4

Đài phát thanh 27 23.3

Báo 48 41.4

Nghe người khác kể lại 57 49.1

Sách, tạp chí 60 51.7

Đài truyền hình 62 53.4

Internet 63 54.3

Một phần của tài liệu luận văn thái độ của giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố hà nội về tự kỷ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)