Đặc điểm lao động sư phạm của người giáoviên mầmnon

Một phần của tài liệu luận văn thái độ của giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố hà nội về tự kỷ (Trang 47)

Hiểu được đặc trưng của lao động nghề nghiệp, một mặt chúng ta hiểu rõ yêu cầu khách quan của xã hội đối với nghề mà ta đang làm, mặt khác chúng ta cũng tự ý thức về yêu cầu đối với phẩm chất và năng lực (nhân cách) khi thực hiện nghề nghiệp đó. Để tìm thấy đặc trưng của một loại hoạt động nghề nghiệp nào, ta có thể dựa vào các mặt, như đối tượng của hoạt động, công cụ của hoạt động, tính chất của hoạt động.

48

Dựa trên cơ sở đó, ta có thể nêu lên đặc điểm lao động cơ bản của người giáo viên mầm non như sau:

- Nghề mà đối tượng quan hệ trực tiếp là con người: Đòi hỏi những nét tính cách: sự tôn trọng, lòng tin, tình thương, đối xử công bằng, thái độ ân cần, lịch sự, tế nhị v.v.; Đối tượng của nghề dạy học là con người đang trong thời kỳ chuẩn bị, phát triển xã hội tương lai phụ thuộc vào nội dung và chất lượng của thời kỳ chuẩn bị này.

- Nghề mà công cụ chủ yếu là nhân cách của chính mình: Nghề dạy học là nghề lao động nghiêm túc đúng như K. D. Usinxki đã nói: “Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”.

- Nghề tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư có lãi nhất, sáng suốt nhất; Đặc biệt trong xã hội hiện đại, khi mà con người lao động chủ yếu bằng sức mạnh tinh thần, sức mạnh trí tuệ.

- Nghề đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo cao: Trong từng tình huống sư phạm cụ thể, thích ứng với từng cá nhân hành động.

- Nghề lao động trí óc chuyên nghiệp: Phải có thời kỳ khởi động (tư duy, chuẩn bị), thời kỳ để cho lao động đi vào nền nếp, tạo ra hiệu quả; Có “quán tính” của trí tuệ thể hiện ở khối lượng, chất lượng và tính sáng tạo của công việc. Tóm lại, thông qua những đặc điểm lao động của người giáo viên mầm non, chúng ta thấy đặt ra nhiều đòi hỏi trong phẩm chất và năng lực của người giáo viên mầm non, càng minh chứng tính khách quan trọng yêu cầu đối với nhân cách nhà giáo dục. Nhưng mặt khác nó cũng đặt ra cho xã hội phải dành cho nhà giáo một vị trí tinh thần và sự ưu đãi vật chất xứng đáng, như Lênin đã từng mong ước “Chúng ta phải làm cho giáo viên ở nước ta có một địa vị mà từ trước dấn này họ chưa bao giờ có” (V.I. Lênin, Bàn về giáo dục, NXB Giáo dục Hà Nội, tr. 23).

49

Một phần của tài liệu luận văn thái độ của giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố hà nội về tự kỷ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)