Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên sự cho phép của trường đại học Giáo Dục – Đại học Quốc gia Hà Nội và 5 trường mầm non thuộc 4 quận/ huyện trên địa bàn Hà Nội.
Các giáo viên tham gia vào nghiên cứu đều hoàn toàn tự nguyện; được giải thích rõ mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu, các nguyên tắc giữ bí mật, cam kết không tiết lộ thông tin các giáo viên chia sẻ và đảm bảo trong trường hợp trích dẫn sẽ ghi lại chính xác ý kiến của giáo viên, không suy diễn những ý
60
kiến của giáo viên và đưa ra những ý kiến phỏng đoán của cá nhân dựa trên ý kiến từ giáo viên. Trong trường hợp lấy ý kiến của giáo viên làm tư liệu minh họa cho kết quả nghiên cứu, tác giả cam kết đảm bảo tính ẩn danh trong việc trích dẫn ý kiến.
Trong quá trình nghiên cứu tài liệu, người thực hiện nghiên cứu cam kết ghi trích dẫn nguồn trực tiếp từ chính nghiên cứu, tài liệu đã đọc và tham khảo để đảm bảo tính thống nhất, chính xác, khoa học cho đề tài.
61
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nhận thức của giáo viên mầm non về tự kỷ
3.1.1. Nhận thức của giáo viên về tự kỷ
Khi được hỏi các giáo viên với câu hỏi: “Thầy cô đã từng nghe tới tự kỷ bao giờ chưa?” chúng tôi nhận được kết quả như sau:
Bảng 3.1. Mức độ nhận thức của giáo viên về tự kỷ
Nội dung Kết quả Số lƣợng % (Tính trên tổng số người trả lời)
Chưa nghe bao giờ 0 0
Không quan tâm 0 0
Đã từng nghe 30 25.9
Nghe rất nhiều 86 74.1
Bảng 3.1 cho thấy có 30 giáo viên được hỏi trả lời rằng đã từng nghe tới tự kỷ, chiếm 25.9% trong tổng số giáo viên được hỏi. Trong khi đó có tới 86 giáo viên trả lời nghe rất nhiều về vấn đề này, chiếm 74.1% trong tổng số giáo viên được hỏi và đây là phương án chiếm đa số. Hai lựa chọn còn lại không có giáo viên nào chọn là: Chưa bao giờ nghe và không quan tâm.
Như vậy, có thể nhận thấy đa số giáo viên mầm non khi được hỏi đều đã biết đến vấn đề tự kỷ dù ở các mức độ khác nhau. Điều này có thể giải thích là do trong những năm gần đây thông tin về tự kỷ được phổ biến hơn và các phương tiện truyền trông để tiếp cận thông tin cũng đa dạng hơn.
62 0 0 25.9 74.1 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Chưa nghe bao giờ Không quan tâm Đã từng nghe Nghe rất nhiều %
Biểu đồ 3.1. Nhận thức của giáo viên về vấn đề tự kỷ 3.1.2. Nguồn thông tin giáo viên tìm hiểu về tự kỷ
Khi tìm hiểu về nguồn thông tin mà giáo viên mầm non sử dụng để tiếp cận vấn đề tự kỷ chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.2. Nguồn thông tin giáo viên tìm hiểu về tự kỷ
Nguồn thông tin Kết quả
Số lƣợng %
Tham gia các buổi nói chuyện, tọa đàm về tự kỷ 9 7.8
Tham quan các cơ sở chăm sóc trẻ tự kỷ 19 16.4
Đài phát thanh 27 23.3
Báo 48 41.4
Nghe người khác kể lại 57 49.1
Sách, tạp chí 60 51.7
Đài truyền hình 62 53.4
Internet 63 54.3
63
Bảng 3.2 cho thấy kết quả rất bất ngờ khi phương án được lựa chọn nhiều nhất là phương án “Có học sinh trong lớp thầy/ cô bị tự kỷ” với80 giáo viên lựa chọn trong lớp mình có, chiếm 69% trong tổng số giáo viên được hỏi. Trên thực tế thì 5 trường được lựa chọn khảo sát thì có tới 2 trường là trường công lập và 3 trường là trường dân lập. 5 trường này chủ yếu dạy trẻ bình thường. Chỉ có trường mầm non Hoàng Gia và trường mầm non Vườn Tài Năng có thêm lớp cho một số trẻ đặc biệt trong đó có trẻ tự kỷ nhưng với số lượng rất ít. Điều này có thể thấy rằng thực tế giáo viên đã có những ngộ nhận về khái niệm tự kỷ. Nhiều khả năng là khi giáo viên thấy số biểu hiện bất thường ở em nào đó khác với các bạn khác là các cô đã gọi hay gán nhãn cho các em là “trẻ tự kỷ”. Điều này rất dễ gây cho trẻ cũng như gia đình trẻ có những áp lực, hiểu nhầm, mặc cảm tự ti so với các bạn và gia đình khác. Các giáo viên cho rằng trong lớp mình có trẻ tự kỷ bởi em đó có những hành vi khác với bạn khác.Con số giật mình này cho thấy giáo viên mầm non nhận biết về trẻ tự kỷ chưa được chính xác và có xu hướng kết luận mọi trẻ bất thường là tự kỷ.
Phương án được lựa chọn nhiều thứ 2 là phương án tiếp cận qua kênh thông tin internet có tới 63 giáo viên lựa chọn, chiếm 54.3% trong tổng số giáo viên được hỏi. Điều này có thể thấy phương tiện internet những năm gần đây đã phổ biến trong nhà trường cũng như trên các trang mạng cũng có rất nhiều trang mạng viết về rối loạn này và chú trọng tới thông tin liên quan tới lĩnh vực tự kỷ. Phương án được quan tâm tiếp theo theo thứ tự là đài truyền hình 62 giáo viên lựa chọn, chiếm 53.4% trong tổng số giáo viên được hỏi. Có thể thấy rõ vai trò của truyền hình trong những năm gần đây khi xuất hiện nhiều kênh truyền hình hơn cũng như hiện nay đã có những chương trình lồng ghép giới thiệu về tự kỷ tới người xem như chương trình: Sức sống mới, thời sự phát sóng thông tin về ngày “thế giới nhận biết tự kỷ”. Phương án mang lại thông tin cho giáo viên tiếp theo theo thứ hạng là phương án sách, tạp chí 60
64
giáo viên lựa chọn, chiếm 51.7% trong tổng số giáo viên được hỏi. Điều này cũng dễ nhận thấy bởi sách và tạp chí hiện nay cũng rất quan tâm tới lĩnh vực trẻ tự kỷ và các chuyên gia, các nhà nghiên cứu cũng đã có nhiều hơn những công trình nghiên cứu, những ấn phẩm về trẻ tự kỷ, điều đó khiến cho việc thông tin được các giáo viên tiêp cận dễ dàng hơn. Phương án được giáo viên tiếp cận tiếp theo là phương án đọc báo 65 giáo viên lựa chọn, chiếm 49,2% điều này cũng phần nào được giải thích là do các trang báo cũng luôn quan tâm và để ý tới lĩnh vực tự kỷ để có những bài viết đến cho bạn đọc. Phương án tiếp theo được lựa chọn là nghe người khác kể lại 57 giáo viên lựa chọn, chiếm 43.2%, điều này có thể giải thích do việc giáo viên muốn tìm hiểu thông tin về trẻ tự kỷ nên các thầy cô chia sẻ thông tin và kinh nghiệm với nhau thường xuyên hơn. Phương án được các giáo viên lựa chọn theo thứ hạng tiếp theo là phương án đài phát thanh 44 lựa chọn từ giáo viên, chiếm 33.3% trong tổng số lựa chọn. Điều này có thể do những năm gần đây việc phát triển của internet cũng như các trang báo và tạp chí ấn hành nhiều hơn nên việc giáo viên tiếp cận đến kênh thông tin này hạn chế hơn so với các kênh thông tin khác. Phương án tham gia các buổi tọa đàm có 19 giáo viên được tham gia khi được hỏi chiếm 14.4% trong tổng số các giáo viên được hỏi. Điều này có thể phần nào nhận thấy hiện nay chương trình truyền thông qua việc trao đổi trực tiếp với các chuyên gia, các nhà chuyên môn còn hạn chế nên chưa có nhiều cơ hội cho các giáo viên tham gia trao đổi và chia sẻ về vấn đề tự kỷ. Phương án được các giáo viên lựa chọn ít nhất là phương án tham quan các cơ sở thăm khám 9 người chọn được khi tham gia trả lời câu hỏi. Điều nay có thể nhận thấy hiện nay việc chia sẻ và giới thiệu tới các giáo viên về các trường, các trung tâm can thiệp đặc biệt hoặc các cơ sở thăm khám còn hạn chế.
Qua phân tích số liệu qua bảng 3.2, ta nhận thấy việc các giáo viên tiếp cận với kênh thông tin về tự kỷ qua nguồn thông tin trực tiếp hay đào tạo còn hạn chế hơn rất nhiều các kênh thông tin mang tính quần chúng. Hạn chế của
65
thông tin mang tính đại chúng như internet hay truyền hình là ở chỗ có nhiều thông tin không chính xác, không cập nhật và không khoa học.
41.4 23.3 53.4 54.3 7.8 51.7 49.1 16.4 69 0 10 20 30 40 50 60 70 80 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Có
Biểu đồ 3.2. Nguồn thông tin giáo viên tìm hiểu về tự lỷ
Ghi chú: 1. Báo 2. Đài phát thanh 3. Đài truyền hình 4. Internet
5. Tham gia các buổi tọa đàm, nói chuyện về tự kỷ 6. Sách, tạp chí
7. Nghe người khác kể lại
8. Thăm quan các cơ sở chăm sóc trẻ tự kỷ 9. Có học sinh trong lớp bị tự kỷ
3.1.3. Nhận thức của giáo viên về nguyên nhân tự kỷ
Khi chúng tôi đặt câu hỏi: “Theo thầy/ cô, trẻ mắc tự kỷ là do?” chúng tôi đã nhận được những đáp án như sau:
66
Bảng 3.3. Nhận thức của giáo viên về nguyên nhân tự kỷ
Nội dung Sai Đúng Không biết
SL (%) SL (%) SL (%)
Di truyền 69 (74.2) 8 (8.6) 16 (17.2)
Môi trường chứa độc tố 46 (48.9) 31 (33) 17 (18.1) Mồ mả gia đình bất ổn 80 (87.9) 11 (12.1) 0 (0)
Ma quỷ ám 78 (86.7) 2 (2.2) 10 (11.1)
Mẹ bị đau ốm khi mang thai 26 (25) 57 (49.1) 21 (20.2)
Tổn thương ở não 19 (19.4) 55 (56.1) 24 (24.5)
Nguyên nhân sinh học 17 (17.2) 53 (53.5) 29 (29.3) Do cách nuôi dạy, chăm sóc của bố mẹ 6 (5.4) 96(85.7) 10 (8.9)
Nguyên nhân tâm lý 4 (3.8) 94 (90.4) 6 (5.8)
Chưa rõ nguyên nhân 27 (35.5) 16 (21.1) 33(43.4) Bảng 3.3 cho thấy đa số các giáo viên khi được hỏi về nguyên nhân gây ra rối loạn tự kỷ đều cho là do cách nuôi dạy, chăm sóc của bố mẹ: 96 giáo viên lựa chọn, chiếm 85.7% trong tổng số giáo viên được hỏi. Hiện nay do sự phát triển của kinh tế thị trường, nhiều gia đình bố mẹ bận công việc nên đã không có nhiều thời gian bên cạnh con mà thuê người giúp việc hay nhờ những thân trong gia đình chăm sóc. Trẻ cũng được tiếp cận với công nghệ hiện đại như ti vi, đầu đĩa, máy tính v.v. mà trẻ có thể chậm ở một mặt phát triển nào đó như ngôn ngữ hay giao tiếp. Tuy nhiên các giáo viên lại nhận định nguyên nhân gây nên rối loạn tự kỷ là do cách chăm sóc và giáo dục trẻ, trong khi đó hiện nay khoa học đã chứng minh rằng cách chăm sóc của cha mẹ không gây ra tự kỷ. Hiện nay thì nguyên nhân gây nên rối loạn tự kỷ chưa được xác định chính xác nhưng những yếu tố như: Môi trường chứa độc tố, tổn thương ở não và nguyên nhân sinh học là những nguyên nhân mà các nhà nghiên cứu có xu hướng nghiên cứu và chứng minh nhiều hơn.
67
3.1.4. Nhận thức của giáo viên về khả năng phát triển của trẻ tự kỷ
Khi hỏi về khả năng phục hồi của trẻ tự kỷ chúng ta thu được kết quả như bảng dưới đây:
Bảng 3.4.Nhận thức của giáo viên về khả năng phát triển của trẻ tự kỷ
Khả năng Điểm trung
bình
Độ lệch chuẩn
Khả năng vận động thô (chạy nhảy, leo trèo...) 2.42 0.94
Lập gia đình và sinh con 2.21 0.89
Khả năng vận động tinh tế (bằng ngón tay, bàn tay...) 2.15 0.77
Khả năng thành đạt 2.09 0.87
Khả năng kinh tế 2.06 0.89
Khả năng làm việc sau này 2.05 0.79
Khả năng học tập 1.96 1.11
Khả năng kết bạn 1.93 0.74
Khả năng nói chuyện 1.86 0.6
Ngôn ngữ 1.79 0.83
Khả năng giao tiếp với người khác 1.69 0.62
Quan hệ xã hội 1.69 0.56
Khả năng hợp tác với trẻ khác 1.68 0.7
Chia sẻ cảm xúc 1.65 0.68
Bảng 3.4 cho thấy số điểm trung bình của khả năng lập gia đình và sinh con rất cao: có tới 38 giáo viên lựa chọn phương án này, tương đương 35.2% tổng số giáo viên nhận thức rằng trẻ tự kỷ có thể sinh lập gia đình và sinh con như bình thường (ĐTB = 2.21). Trong thực tế khả năng này ở trẻ là tương đối kém và có 44 giáo viên tương đương 40.7% giáo viên chọn. Giáo viên trả lời về khả năng phát triển kinh tế 28 giáo viên chiếm 27.5% cũng như khả năng thành đạt của trẻ sau này ở mức bình thường với số lượng giáo viên chọn tương ứng với 29 giáo viên tương đương 27.9% tổng số giáo viên được hỏi.
68
Mức điểm trung bình mà giáo viên lực chọn cho 2 khả năng phát triển của trẻ tương ứng như sau khả năng kinh tế 2.06 và khả năng thành đạt là 2.09. Điều này có thể do một số giáo viên nhận thức rằng trẻ tự kỷ có khả năng phát triển tốt về một mặt nào đó gần giống như những người có tài, có năng lực hơn người trong một vài lĩnh vực nào đó tuy nhiên, ở trẻ đó có một số hành vi khác biệt như chạy nhảy hay không tập trung, có hành vi kỳ dị khác các bạn khác. Điều này có thể nhận thấy, giáo viên nhận thức về khả năng lập gia đình và sinh con, khả năng kinh tế, khả năng thành đạt ở trẻ tự kỷ là sailệch bởi trong thực tế ở trẻ tự kỷ những khả năng như lập gia đình và sinh con, khả năng kinh tế, khả năng thành đạt rất kém.
Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy trẻ tự kỷ có khả năng vận động thô tốt hơn so với trẻ nình thường và trẻ có những hành vi không mong đợi nhiều, có 40 giáo viên chiếm 37% cho rằng trẻ có vận động thô bình thường, và có tới 40 giáo viên chiếm 37% lại cho rằng trẻ vận động thô tương đối kém tương đương với số điểm trung bình 2.42. Trong khi đó, ở trẻ tự kỷ khả năng vận động thô của trẻ là tương đối tốt, bởi trẻ có những hành vi không mong muốn hơn những trẻ thường.
Giáo viên cũng đánh giá rằng những khả năng như: Khả năng giao tiếp với người khác tương đối kém có tới 62 giáo viên chiếm 55.4% lựa chọn và 43 giáo viên chiếm 38.4% tương đương với số điểm trung bình 1.69 tổng số giáo viên trả lời rằng kém hoặc hoàn toàn không.Điều này, nhận thức của giáo viên tương đối tốt bởi trong thực tế khả năng giao tiếp cũng như nhu cầu giao tiếp của trẻ là rất hạn chế.
Ngoài ra, khả năng chia sẻ cảm xúc của trẻ khi được hỏi giáo viên có 48 cô chiếm 43.2% cũng trả lời rằng kém hoặc hoàn toàn không, giáo viên nhận thức rằng, trẻ chia sẻ cảm xúc tương đối kém 57 giáo viên tương đương 51.4% giáo viên tổng số giáo viên trả lời. Có thể nhận thấy khả năng nhận thức của giáo viên mầm non về vấn đề chia sẻ cảm xúc của trẻ tự kỷ là tương đối tốt,
69
bởi trong thực tế trẻ tự kỷ cũng rất hạn chế trong việc chia sẻ cảm xúc với bạn bè và với người xung quanh. Giáo viên cũng nhận thức rằng khả năng làm việc sau này của trẻ cũng rất tốt khi có tới 64 giáo viên lựa chọn tương đương 58.7% cho rằng sau này khả năng làm việc là tương đối kém và có 23 giáo viên chiếm21.1% tương đương điểm trung bình 2.05 đánh giá kém hoặc hoàn toàn không có khả năng làm việc sau này. Như vậy, nhận thức của giáo viên rất tốt về khả năng phát triển của trẻ sau này về mặt trẻ làm việc.
Khi giáo viên đánh giá về khả năng học tập của trẻ có tới 45 giáo viên chiếm 42.1% tổng số giáo viên đánh giá rằng trẻ kém hoặc hoàn toàn không và 39 giáo viên chiếm 36.4% cho rằng trẻ tương đối kém trong khả năng học tập. Cũng có 10 giáo viên chiếm 9.3% cho rằng trẻ có thể học tập tốt và có 9 giáo viên tương đương 8.4% giáo viên cho rằng các em có thể học tập bình thường. Vậy đa số giáo viên khi được hỏi về khả năng học tập của trẻ tự kỷ thì đều nhận thức tốt chỉ có một bộ phạn nhỏ cho rằng trẻ có thể học tập bình thường và tốt.
Qua phân tích bảng số liệu ta nhận thấy đa số giáo viên có nhận thức tốt về khả năng phát triển của trẻ tự kỷ.
70
Ghi chú: 1. Khả năng vận động thô 2. Lập gia đình và sinh con
3. Khả năng vận động tinh tế 4. Khả năng thành đạt
5. Khả năng kinh tế 6. Khả năng làm việc sau này
7. Khả năng học tập 8. Khả năng kết bạn
9. Khả năng nói chuyện 10. Ngôn ngữ
11. Khả năng giao tiếp với người khác 12. Quan hệ xã hội
13. Khả năng hợp tác với trẻ khác 14. Chia sẻ cảm xúc
3.1.5. Nhận thức của giáo viên về cáchchẩn đoán trẻ tự kỷ
Khi nghiên cứu tìm hiểu về nhận thức của giáo viên về cách chẩn đoán trẻ tự kỷ chúng ta có được kết quả như bảng dưới đây:
Bảng 3.5. Nhận thức của giáo viên về cách chẩn đoán trẻ tự kỷ