Năm 1957 G.W.Allport đã đưara 5 đặc điểm của thái độ: - Thái độ là trạng thái tinh thần của hệ thần kinh
- Thái độ là sự sẵn sàng phản ứng - Thái độ là trạng thái có tổ chức
- Thái độ đựoc hình thành trên cơ sở kinh nghiệm quá khứ - Thái độ điều khiển và ảnh hưởng tới hành vi
Ngoài ra theo các nhà tâm lý học, không phải tất cả các thái độ đều giống nhau mà giữa các chủ thể khác nhau, có thể có thái độ khác nhau về cùng một đối tượng hoặc cùng một chủ thể nhưng có thể lại có thái độ rất giống nhau về các đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, mỗi thái độ đều có những đặc điểm quan trọng như sau:
- Tính phân cực: Thái độ với cùng một đối tượng nhưng với các chủ thể khác nhau, mỗi người có thể có thái độ tích cực, ủng hộ hay phản đổi.
- Tính mức độ: Ủng hộ hay phản đối nhiều hay ít. Một nhóm chủ thể cùng có thái độ ủng hộ với đối tượng nào đó nhưng mức độ nhiều hay ít ở một chủ thể lại khác nhau.
- Cường độ:Liên quan tới tính mức độ và sự thể hiện hành vi. Một chủ thể có cường độ thể hiện thái độ tích cực đối với đối tượng càng nhiều thì mức độ ủng hộ anh ta càng lớn.
- Tính vững chắc: Nhiều nghiên cứu cho thấy các thành tố (nhận thức, xúc cảm - tình cảm và hành vi) có sự liên hệ khá vững chắc với nhau.
- Tính nổi trội: Mỗi chủ thể có nhiều thái độ với các đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, có những thái độ về đối tượng nào đó nổi trội hẳn lên và
26
khiến chủ thể đó luôn có xu hướng thể hiện thái độ đó ra ngay cả khi không được hỏi về nó.
Như vậy trong những tình huống, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể thì thái độ tồn tại như một trạng thái, một tâm thế chủ quan, chi phối sự định hướng, quyết định hành vi phản ứng của cá nhân được biểu hiện ở hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ ở bên ngoài hay những cảm xúc bên trong cá nhân. Vì vậy chúng ta phải có cái nhìn vừa khoa học, vừa linh hoạt khi nghiên cứu và đánh giá về thái độ của con người.