Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Một phần của tài liệu luận văn thái độ của giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố hà nội về tự kỷ (Trang 57)

Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài nhằm tìm hiểu thái độ của giáo viên mầm non trên địa bàn Hà Nội. Bảng hỏi đã được điều tra thử và chỉnh sửa cho phù hợp trước khi đi điều tra thực sự. Chi tiết bảng hỏi được trình bày ở phần phụ lục.

* Nội dung phiếu hỏi:

58

Câu 2: Giáo viên mầm non tiếp cận thông tin về tự kỷ qua phương tiện truyền thông nào

Câu 3: Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về nguyên nhân tự kỷ

Câu 4: Tìm hiểu nhận thức của giáo viên mầm non về khả năng phát triển của trẻ tự kỷ

Câu 5: Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về cách chẩn đoán tự kỷ Câu 6: Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về những biểu hiện của trẻ tự kỷ Câu 7: Tìm hiểu nhận thức của giáo viên mầm non về khả năng phục hồi của trẻ tự kỷ

Câu 8: Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về những cách thức hỗ trợ cho trẻ tự kỷ

Câu 9: Tìm hiểu về cảm xúc của giáo viên với trẻ tự kỷ

Câu 10, câu 13: Tìm hiểu về hành vi của giáo viên đối với trẻ tự kỷ Câu 11, câu 12: Tìm hiểu quan điểm của giáo viên mầm non về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ

* Cách thức tính điểm và xử lý bảng hỏi:

Trong luận văn tôi có sử dụng các phép tính như sau:

- Tính số lượng, phần trăm trong các câu: Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về vấn đề tự kỷ; giáo viên mầm non tiếp cận thông tin về tự kỷ qua phương tiện truyền thông nào; nhận thức của giáo viên về nguyên nhân tự kỷ; nhận thức của giáo viên về cách chẩn đoán tự kỷ; nhận thức của giáo viên về những biểu hiện của trẻ tự kỷ; nhận thức của giáo viên mầm non về khả năng phục hồi của trẻ tự kỷ; nhận thức của giáo viên về những cách thức hỗ trợ cho trẻ tự kỷ; tìm hiểu về hành vi của giáo viên đối với trẻ tự kỷ; tìm hiểu quan điểm của giáo viên mầm non về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ.

- Tính điểm trung bình và độ lệch chuẩn trong các câu: Tìm hiểu nhận thức của giáo viên mầm non về khả năng phát triển của trẻ tự kỷ; tìm hiểu về cảm xúc của giáo viên với trẻ tự kỷ.

59

- Tính tương quan với các biến tuổi, số năm công tác, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn và trường trong các câu liên quan đến nguyên nhân tự kỷ; cách chẩn đoán tự kỷ, những biểu hiện của trẻ tự kỷ; những cách thức hỗ trợ cho trẻ tự kỷ.

- Cách tính điểm: Sau khi có số liệu thô nhóm nghiên cứu sẽ mã hóa thêm 1 lần với biến “câu…đúng sai) và ở cuối mỗi câu sẽ là “tổng câu” trong đó ở các câu liên quan đến trong các câu liên quan đến nguyên nhân tự kỷ; cách chẩn đoán tự kỷ, những biểu hiện của trẻ tự kỷ; những cách thức hỗ trợ cho trẻ tự kỷ.

Một phần của tài liệu luận văn thái độ của giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố hà nội về tự kỷ (Trang 57)