- Thất thu do khai sai trị giá
2.4.3. Áp dụng biện pháp kiểm tra sau thông quan (PCA) trong chống thất thu thuế
thất thu thuế
Nhiệm vụ của nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan là nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan. Để đáp ứng được yêu cầu đó, đòi hỏi mỗi quốc gia hay nói một cách khác là Hải quan mỗi nước phải đẩy mạnh cải cách thể chế, phát triển, hiện đại hóa các hoạt động từ cơ chế chính sách quản lý nhà nước về Hải quan, thực hiện thủ tục Hải quan điện tử, chuyển mạnh công tác kiểm tra
hàng hóa XNK từ tiền kiểm sang hậu kiểm, hướng tới thực hiện theo chuẩn mực thông lệ quốc tế, hoạt động kiểm tra Hải quan chủ yếu là kiểm tra sau thông quan. Việc kiểm tra sau thông quan đạt được trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, hiệu quả dựa trên phương pháp quản lý rủi ro với quy trình nghiệp vụ được chuẩn hóa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với các biện pháp chế tài, xử lý nghiêm minh. Cùng với việc áp dụng rộng rãi hệ thống thông quan tự động, thời gian kiểm soát trong thông quan giảm, việc áp dụng cơ chế doanh nghiệp tự khai, tự chịu trách nhiệm thì yêu cầu đối với kiểm tra sau thông quan càng phải tăng cường.
Nội dung quan trọng nhất liên quan đến hoạt động kiểm tra sau thông quan là áp dụng kỹ thuật quản lý rủi rovà sự phối hợp với các đơn vị khác. Theo đó:
Sự lựa chọn dựa trên các tiêu chí rủi ro sau thông quan:
Sự lựa chọn các đối tượng tiềm năng để tiến hành PCA cần dựa trên Hồ sơ rủi ro, các tiêu chí để lựa chọn đối tượng kiểm tra cần xây dựng dựa trên thông tin đã xử lý; xu hướng phát triển thương mại; và các lĩnh vực rủi ro cao; Cơ sở dữ liệu về rủi ro được khuyến nghị phải thường xuyên cập nhật và chỉ có những người có thẩm quyền mới được truy cập; Dựa trên Hồ sơ rủi ro của đối tượng kiểm tra và các loại hình (ví dụ: loại hình KD, hàng hóa, doanh số…), các cuộc kiểm tra sau thông quan được tiến hành thường xuyên, theo chu kỳ hoặc đột xuất. Tần suất thực hiện PCA cũng nên tính đến quy định pháp lý về thời hạn hoàn thuế hoặc truy thu thuế. Dựa trên cơ sở kết quả kiểm toán, tần suất kiểm tra có thể tăng lên hoặc giảm xuống; Với mục đích chính của PCA là để đánh giá mức độ tuân thủ của đối tượng kiểm tra và xác định tính chính xác của khai báo Hải quan thông qua dữ liệu thương mại của thương nhân.
Hợp tác với các đơn vị Hải quan khác
Một điều rất quan trọng là công tác PCA cần đảm bảo tạo thuận lợi cho việc tiếp xúc và hợp tác với các đơn vị Hải quan khác, đặc biệt là các đơn vị
chuyên về trị giá, thông quan, điều tra và xử lý thông tin nhằm mục đích duy trì cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả. Các đơn vị này có thể cung cấp thông tin cùng với cơ sở dữ liệu tổng hợp đã sẵn sàng cho việc xác định và lựa chọn đối tượng kiểm tra sau thông quan. Cùng với việc thực hiện thông quan tự động, công tác kiểm tra sau thông quan hiệu quả có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp cho cơ quan Hải quan phát hiện và hạn chế sai sót trong quá trình thông quan.