Thất thu thuế qua lợi dụng hoạt động của các khu phi thuế quan

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.PDF (Trang 100)

- Thất thu do khai sai trị giá

3.2.7.Thất thu thuế qua lợi dụng hoạt động của các khu phi thuế quan

Các doanh nghiệp hoạt động trong một số khu KTCK như KKTCK Mộc Bài, KKTCK Cầu Treo, KKT thương mại đặc biệt Lao Bảo… được hưởng nhiều

chính sách ưu đãi. Tuy nhiên hoạt động của các khu KTCK chưa thực sự đáp ứng các chính sách của Chính phủ đề ra là đẩy nhanh phát triển kinh tế, xã hội các khu vực biên giới, nâng cao đời sống của cư dân biên giới, đảm bảo an ninh. Các doanh nghiệp còn tâm lý trông chờ vào các chính sách ưu đãi với việc bán hàng miễn thuế để kinh doanh thương mại thuần túy; chưa thực sự chú trọng đến đầu tư vào các dự án sản xuất, gia công, chế biến… để thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững. Trong kinh doanh, một số doanh nghiệp còn lợi dụng chính sách ưu đãi của nhà nước để gian lận thương mại, trốn thuế như:

Thứ nhất, bán hàng không đúng tiêu chuẩn, đối tượng được miễn thuế; Cấu kết với doanh nghiệp bên ngoài để giảm giá hàng khi bán hàng vào nội địa nhằm gian lận thuế; Đưa hàng từ khu phi thuế quan xuất đi nước ngoài nhưng tiêu thụ tại nội địa; Tổ chức thu gom hàng mua miễn thuế để đưa vào nội địa tiêu thụ;

Thứ hai, lợi dụng chính sách mua hàng miễn thuế của cư dân cư trú trong khu phi thuế quan để mua hàng miễn thuế thẩm lậu vào nội địa (theo số liệu thống kê thì bình quân 01 năm 01 người dân trong Khu KT-TMĐB Lao Bảo mua mặt hàng rượu nhập khẩu là 9 triệu đồng/người; đa số dân ở đây nghèo nên không thể tiêu dùng hết số lượng trên, điều này chứng tỏ mặt hàng rượu đã bị thẩm lậu vào nội địa); hay tại Khu KTCK Cầu Treo một số trường hợp 1 người mua một lần với số lượng lớn (10 đến 25 bộ điều hòa nhiệt độ, hàng trăm chiếc quạt…).

Thứ ba, lợi dụng chính sách miễn thuế đối với xe ôtô nhập khẩu vào khu phi thuế quan để nhập khẩu xe ô tô du lịch miễn thuế nhưng thực chất là lưu hành ngoài khu phi thuế quan (Tại Khu KT-TMĐB Lao Bảo có 175 xe ô tô từ 16 chỗ ngồi trở xuống đăng ký biển LB) Lợi dụng quy định chưa chặt chẽ này một số trường hợp 1 người mua một lần với số lượng lớn (10 đến 25 bộ điều hòa nhiệt độ, hàng trăm chiếc quạt…). Việc này gây khó khăn trong công tác quản lý của cơ quan Hải quan. Một số doanh nghiệp làm thủ tục tạm nhập hàng hóa vào khu phi

thuế quan sau đó lại mở tờ khai tái xuất sang Khu phi thuế quan khác. Mặc dù, các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Tài chính và của Tổng cục Hải quan tương đối đầy đủ và kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong các khu phi thuế quan; góp phần ngăn chặn kịp thời một số hành vi gian lận thương mại như Thông tư 79/2010/TT-BTC, Thông tư số 194/TT-BTC, Thông tư 137/2009/TT-BTC, 08/2010/TT-BTC, 116/2010/TT- BTC; Các đơn vị Hải quan đã triển khai thực hiện tương đối tốt công tác quản lý, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vào khu phi thuế quan theo quy định của pháp luật và cũng đã phối hợp với Ban Quản lý các Khu và các cơ quan liên quan (Công an, Biên phòng) thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn nhập khẩu trái phép hàng hóa từ khu phi thuế quan vào nội địa.

Hay trường hợp Công ty TNHH một thành viên Sản xuất, thương mại và dịch vụ Hiền Vương (TP.HCM) khai báo nhập khẩu hàng hóa là hạt nhựa nhưng kiểm tra lại là hàng cấm nhập gồm: 210 máy vi tính xách tay, 1.107 màn hình máy vi tính LCD đã qua sử dụng và nhiều linh kiện máy vi tính. Hoặc vụ nhập khẩu lô hàng được kê khai là nhôm cuộn và sàn nâng hạ, đứng tên trên vận đơn là Doanh nghiệp tư nhân Thủy Anh Minh có địa chỉ tại Khu đô thị mới Trung Yên, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Khi kiểm tra, lô hàng bao gồm hàng hóa lại là 4 ôtô hạng sang: 1 chiếc BMW X6, 1 chiếc BMW 750 Li, 1 xe Mercedes Benz S550 và 1 chiếc Volkswagen Touareg. Tổng cục Hải quan nhận định rằng, tình trạng gian lận trong khai báo hàng hóa nhập khẩu đang diễn ra khá phức tạp và ở mức đáng báo động. Hành vi này không chỉ làm ngân sách nhà nước thất thu khoản tiền thuế lớn mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất trong nước, tạo môi trường cạnh tranh không bình đẳng.

Ngoài sự lỏng lẻo, thiếu đồng bộ trong quản lý của các cơ quan chức năng, thực tế này còn xuất phát từ các quy định chưa chặt chẽ của các văn bản hiện nay. Cụ thể, với những trường hợp doanh nghiệp đứng tên mở tờ khai hay

đứng tên trên vận đơn thì khi bị phát hiện, hàng hóa không đúng khai báo. Các doanh nghiệp này thường viện lý do đối tác gửi nhầm hàng (?!) Cơ quan Hải quan nhiều năm nay gần như "bó tay", dường như những gì phát hiện được mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Ngoài ra, các đơn vị Hải quan quản lý các khu phi thuế quan chỉ mới chú trọng công tác làm thủ tục Hải quan cho hàng hóa ra, vào các khu phi thuế quan, chưa chú trọng công tác quản lý hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trong khu phi thuế quan; trong đó:

Công tác kiểm tra giám sát hàng hóa của cư dân, của khách du lịch mua hàng từ khu phi thuế quan mang vào nội địa còn kém, chưa ngăn chặn được khách mang hàng vượt quá định lượng mà không khai báo để nộp thuế hoặc không ngăn chặn được các siêu thị bán hàng không đúng định lượng, không đúng đối tượng. Công tác thanh khoản tờ khai và hoá đơn bán hàng của các doanh nghiệp trong khu kinh tế hiện nay còn thực hiện theo phương pháp thủ công, chưa kiểm tra đối chiếu hết số hoá đơn bán hàng với hàng hóa trong bảng thống kê của doanh nghiệp, việc thanh khoản chủ yếu dựa vào số liệu báo cáo của doanh nghiệp, chưa chú trọng việc kiểm tra hàng tồn. Theo báo cáo chỉ có các Cục Hải quan: An Giang, Đồng Tháp, Hà Tĩnh là có thực hiện việc kiểm tra hàng tồn kho nhưng không phát hiện vi phạm. Đối với các Khu TM đặc biệt Lao Bảo, Khu Cầu Treo việc bán hàng miễn thuế cho khách du lịch vẫn theo phương thức thủ công, chưa có phần mềm bán hàng, kết nối với cơ quan Hải quan. Đáng báo động hơn là tình trạng nhập khẩu hàng hóa không đúng khai báo. Có thể kể ra trường hợp Công ty TNHH XNK Thành Đạt mở tờ khai nhập khẩu (theo loại hình tạm nhập, tái xuất) chân, cánh gà và thịt bò đông lạnh. Tuy nhiên khi các cơ quan chức năng kiểm tra đã phát hiện một lượng lớn hàng hóa không có trong khai báo như: sách bò, pín bò đông lạnh (đây là mặt hàng nhập khẩu thuộc diện phải có giấy phép). Cũng tương tự như vậy là Công ty cổ phần Thủy sản Minh

Khuê nhập lô hàng theo loại hình tạm nhập tái xuất gồm 7 container được khai báo là chân gà, thịt gà đông lạnh, nhưng kiểm tra lại thấy có thêm một lượng lớn phủ tạng bò - mặt hàng nhập khẩu phải có giấy phép. Hoặc như trường hợp Công ty TNHH Mỹ phẩm Phú Thành mở tờ khai nhập khẩu lô hàng 1 container khai báo là nước giặt, nước xả, nước rửa, viên tẩy bồn cầu, nhưng khi kiểm tra phát hiện thêm tới 13.940 hộp sáp thơm!

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.PDF (Trang 100)