Thất thu thuế do lợi dụng địa bàn và sử dụng các phương thức thủ đoạn buôn lậu

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.PDF (Trang 104)

- Thất thu do khai sai trị giá

3.2.8.Thất thu thuế do lợi dụng địa bàn và sử dụng các phương thức thủ đoạn buôn lậu

thủ đoạn buôn lậu

Theo qui định của Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành, đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Vì vậy, về nguyên tắc kể cả hàng hoá buôn lậu cũng thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và khi cơ quan Hải quan không kiểm soát được sẽ dẫn đến hiện tượng thất thu thuế.

Thực tế ở Việt Nam thời gian qua, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại có nhiều thay đổi, phát sinh nhiều hiện tượng nổi cộm, phương thức thủ đoạn tinh vi, không chỉ gây thất thu cho Ngân sách nhà nước mà còn ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, an toàn cộng đồng. Qua công tác nghiệp vụ cho thấy xu hướng, hoạt động buôn lậu thời gian qua và những năm tới diễn biến phức tạp và có những đặc điểm chủ yếu sau: (i) Xảy ra nhiều vụ buôn lậu nghiêm trọng, trốn thuế với giá trị lớn hoặc ảnh hưởng tới an ninh kinh tế và triệt để lợi dụng bất cập chính sách và hạn chế trong công tác quản lý nhà nước. (ii) Quy mô hoạt động buôn lậu lớn hơn, có tổ chức hơn và liên quan đến nhiều địa bàn của các đơn vị Hải quan khác nhau.

Nổi lên trên các tuyến, địa bàn trọng điểm sau:

Tuyến biên giới đường bộ, địa bàn trọng điểm gồm Móng Cái - Quảng Ninh; Tân Thanh - Lạng Sơn; Tà Lùng - Cao Bằng; Lào Cai; Nậm Cắn - Nghệ An; Cầu Treo - Hà Tĩnh; Lao Bảo - Quảng Trị; Thường Phước - Đồng Tháp; Tịnh Biên, Vĩnh Xương - An Giang; Mộc Bài - Tây Ninh...

Hàng hóa vi phạm không còn là nhóm hàng tiêu dùng như rượu, thuốc lá, đồ điện tử, điện lạnh,... mà đã mở rộng ra nhiều mặt hàng có giá trị lớn như ngoại tệ, vàng, ô tô, gỗ, khoáng sản, xăng dầu,... và cả các mặt hàng cấm, ma tuý. Xu hướng vận chuyển trái phép tiền Việt Nam, tiền Việt Nam giả, vàng và ngoại tệ qua tuyến biên giới diễn biến ngày càng phức tạp cả về quy mô lẫn số lượng. Trong năm 2011, toàn Ngành phát hiện, bắt giữ: 444 triệu Riel, 588.800 Nhân dân tệ, 2,960.7 triệu VNĐ và 839,5 triệu VNĐ giả vận chuyển trái phép qua biên giới. Điển hình, tháng 12/2011, Cục Hải quan tỉnh An Giang và Cục Điều tra chống buôn lậu đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ 02 vụ/04 đối tượng có hành vi vận chuyển trái phép 40,5 kg kim loại màu vàng (nghi là vàng) [99].

Đặc biệt, tại các khu kinh tế cửa khẩu, đối tượng buôn lậu đã triệt để lợi dụng bất cập trong công tác quản lý và các chính sách ưu đãi để buôn lậu như: thu gom hàng lậu thông qua ưu đãi định mức hàng miễn thuế đối với cư dân biên giới; quay vòng hàng hóa xuất, nhập khẩu vào khu kinh tế cửa khẩu để hưởng ưu đãi thuế; sử dụng xe ô tô đăng ký khu kinh tế cửa khẩu, nhưng lưu hành nội địa,... Điển hình: ngày 23/6/2011, Cục Hải quan Nghệ An đã phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường - Công an Nghệ An bắt giữ 01 xe ô tô BKS Lào vận chuyển 18 tấn phế liệu (sắt, nhôm, gang) và 2,945 m3 gỗ các loại từ Lào về cửa khẩu Cha Lo - Quảng Bình không có giấy tờ hợp lệ; Ngày 28/8/2011, Cục Hải quan Nghệ An xử phạt đối với 01 đối tượng vi phạm tạm nhập quá thời hạn 94 ngày 01 chiếc xe ô tô loại 05 chỗ ngồi, hiệu Toyota...[99].

Tuyến đường biển tập trung vào các địa bàn trọng điểm: Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh..

Phương thức, thủ đoạn chủ yếu trong thời gian qua là lợi dụng hình thức tạm nhập - tái xuất để buôn bán, vận chuyển trái phép các mặt hàng cấm, động vật hoang dã, nhập khẩu hàng hóa không đảm bảo chất lượng, gây ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng. Năm 2012, các đơn vị trong toàn Ngành đã phát hiện, bắt

giữ 14 lô hàng là lốp cao su, 20 cont sợi cáp tín hiệu đã qua sử dụng, 05 cont ngô hạt nhập khẩu đã ẩm mốc, 19 cont linh kiện điện tử, máy vi tính đã qua sử dụng, hơn 175 tấn nhựa phế liệu, 19 tấn cao su bành; 168 khẩu súng hơi hiệu SLAVIA 631 chưa qua sử dụng, 06 vụ vận chuyển trái phép ngà voi và tê tê với số lượng 3.580,9kg ngà voi; 3.771 kg thịt tê tê, 75 kg vẩy tê tê và 4.504 kg tê tê nguyên con [101]. Doanh nghiệp lợi dụng những sơ sở về cơ chế, chính sách đối với loại hình gia công, sản xuất hàng xuất khẩu… với thủ đoạn đăng ký kiểm tra vào giờ cao điểm, thường xuyên hủy tờ khai xuất khẩu đã được phê duyệt kiểm tra, cá nhân có hoạt động nhập khẩu thường xuyên, khai báo sai về số lượng, tên hàng, mã số thuế, gian lận định mức nguyên phụ liệu, gian lận về C/O… để trốn thuế. Điển hình như vụ giả mạo C/O Việt Nam của Công ty Tinhua - Đồng Nai. Tuyến này cũng nổi lên hiện tượng những mặt hàng chiến lược, nằm trong chính sách quản lý vĩ mô của Chính phủ bị lợi dụng để buôn lậu. Điển hình là chính sách khai thác, quản lý than, quặng. Chỉ riêng Cục Điều tra chống buôn lậu năm 2010 đã phát hiện, bắt giữ trên 7.600 tấn than, quặng các loại, tổng trị giá hàng vi phạm ước tính 19,9 tỷ đồng [99].

Tuyến hàng không, bưu điện quốc tế tập trung ở một số địa bàn trọng điểm là TP. Hồ Chí Minh (kho hàng nội địa Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, chuyển phát nhanh Fedex, DHL, Bưu điện trung tâm TP); Hà Nội (Kho hàng Gia Lâm, ICD Mỹ Đình, kho hàng, nhà ga Sân bay quốc tế Nội Bài, trạm trả hàng Fedex); Tập trung trên các tuyến bay trọng điểm như: Hàn Quốc (SEL- HAN); Đài Loan (TPE-HAN); Thái Lan (BKK-HAN); Nhật Bản (NRT-HAN); Hong Kong (HKG-HAN); Quảng Châu (CAN-HAN); Đức (FRA-HAN),...

Mặt hàng trọng điểm là các loại hàng hoá gọn nhẹ, có giá trị cao như quần áo, mỹ phẩm, đồng hồ, máy ảnh kỹ thuật số, máy quay phim, máy tính xách tay, tân dược, ma tuý và các loại ngoại tệ,...

Phương thức, thủ đoạn chủ yếu là cất giấu hàng hoá trong người, trong hành lý không khai báo khi xuất cảnh, nhập cảnh; Tách hóa đơn, lợi dụng định

mức miễn thuế, hàng quà biếu, quà tặng để vận chuyển trái phép hàng lậu; Sử dụng thủ đoạn chia nhỏ số lượng hàng hóa, gửi về nhiều địa chỉ khác nhau nhưng thực chất chỉ có một người nhận.

Hiện tượng hành khách nhập cảnh vận chuyển trái phép vũ khí, ngoại tệ vượt định mức không khai báo vẫn tái diễn. Trong năm 2012, đã phát hiện 225.000 USD, 120.000 HDK, 5000 CAD, 56.000 TWD, 10.000 AUS và 88.000 SGD... do hành khách mang theo người không khai báo hải quan; 89 vụ nhập khẩu súng hơi, không có giấy phép, không khai báo (550 khẩu súng, 62 bộ nòng, 18 bộ hơi, 60 báng súng và 02 hộp đạn súng);17 khẩu súng dạng nòng dài vận chuyển từ Cộng hòa Czech về Sân bay quốc tế Nội Bài [101].

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.PDF (Trang 104)