- Thất thu do khai sai trị giá
3.3.8. Chống thất thu thuế từ nghiệp vụ thanh tra thuế của cơ quan hải quan
Song song với công tác kiểm tra sau thông quan và quản lý thuế, Hải quan Việt Nam vẫn duy trì một hệ thống thanh tra chuyên ngành khi phát hiện những dấu hiệu sai phạm gây thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước.
Để thực hiện chức năng giám sát quản lý chặt chẽ đối với hàng hóa XNK, trước hết phải thanh tra xác định đúng chính sách XNK, chính sách thuế liên
quan đến hàng hóa đó. Đối với những mặt hàng hạn chế NK, không khuyến khích tiêu dùng (như mặt hàng thuốc lá, rượu, bia, mỹ phẩm…), những mặt hàng có mức thuế suất thuế NK cao, công tác thanh tra thuế hướng đến công tác kiểm tra, giám sát Hải quan thực hiện chặt chẽ cả việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa, xác định chính xác tên hàng, mã số của hàng hóa để áp dụng chính sách mặt hàng và chính sách thuế đúng quy định của pháp luật.
Bảng 3.6: Số liệu thanh tra chuyên ngành và thanh tra chuyên đề giai đoạn 2009-2013
Đơn vị tiền: Tỷ đồng
Năm
Thanh tra chuyên ngành Thanh tra chuyên đề Số cuộc Số tiền
trung thu Số cuộc Số tiền trung thu 2009 57 25,345 18 6,34 2010 51 30,197 25 7,55 2011 121 159,262 8 39,82 2012 70 423,726 5 74,75 2013 44 401,879 5 68,55
Nguồn: Vụ Thanh tra-Tổng cục Hải quan.
Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo Cục Hải quan các địa phương tập trung, phân tích thông tin các doanh nghiệp để đánh giá, xác định mức độ rủi ro về thuế, đồng thời ưu tiên các lĩnh vực, ngành nghề trọng tâm, các địa phương có số thu lớn và tăng trưởng nhanh hoặc thanh tra theo chuyên đề khi lập kế hoạch thanh tra. Đã tổ chức hội nghị công tác thanh tra, kiểm tra để khẳng định quyết tâm và thống nhất các giải pháp quan trọng thực hiện hoàn thành kế hoạch thanh tra. Theo đó, cơ quan Hải quan đã tập trung thực hiện thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề chuyên sâu có tính thời sự và có rủi ro cao tiềm ẩn khả năng thất thu thuế như: chuyên đề KTSTQ về hàng xăng dầu TNTX, trị giá tính thuế hàng khoáng sản XK, trị giá phí bản quyền, mã số linh kiện phụ tùng ô tô; thanh tra
DN NK linh kiện máy tính điện tử; chuyên đề thanh tra DN kimh doanh xe máy, ô tô;…Việc tập trung thanh tra theo các chuyên đề chuyên sâu đã nhận dạng các hình thức, thủ đoạn gian lận, xử lý hành vi vi phạm đối với từng lĩnh vực, chấn chỉnh kịp thời việc kê khai thuế của các DN thuộc lĩnh vực đã thanh tra, kiểm tra. Theo đó, đã hệ thống hóa các hình thức, thủ đoạn gian lận, trốn thuế, các hành vi vi phạm và kỹ năng thanh tra, kiểm tra phát hiện đối với từng lĩnh vực (theo chuyên đề) để phổ biến nhân rộng cho lực lượng công chức thanh tra, kiểm tra nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế chuyên sâu theo từng lĩnh vực, chuyên đề.
Bên cạnh đó, công tác thanh tra thuế của cơ quan Hải quan vẫn còn có những bất cập cần khắc phục như:
+ Hệ thống cơ sở dữ liệu còn nghèo, độ tin cậy thấp, đặc biệt là hệ thống cơ sở dữ liệu giá. Cơ sở dữ liệu này có 2 vấn đề bất cập là: Không cập nhật; hoặc cập nhật nhưng giá cập nhật là giá không chính xác, thấp hơn nhiều so với trị giá thực thanh toán nhưng trên thực tế lại là chỗ dựa chính để xác định giá tính thuế.
+ Tình trạng gian lận đặc biệt là gian lận qua giá quá phổ biến, lại có sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau để đối phó nên cơ quan Hải quan chưa có được nguồn thông tin tin cậy và không loại trừ một bộ phận công chức Hải quan có biểu hiện tiêu cực, thông đồng với doanh nghiệp.
+ Phân loại hàng hóa là một việc khó, phức tạp, hàng hóa đa dạng, nhiều mặt hàng mới đòi hỏi có thời gian nghiên cứu nhưng sức ép giải phóng hàng nhanh; hàng gia công, sản xuất xuất khẩu là hàng miễn thuế hoặc tạm thu thuế sau đó sẽ hoàn thuế được miễn kiểm nhiều, nên có sự hiểu chưa thống nhất trong nội bộ ngành về quản lý rủi ro và nhiệm vụ của kiểm tra trong thông quan và sau thông quan trong việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro (có ý kiến cho rằng trong thông quan miễn kiểm nhiều, chủ yếu dựa vào kê khai của doanh nghiệp, dồn trách nhiệm cho kiểm tra sau nên gây khó khăn cho kiểm tra sau).
+ Thanh tra thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là lĩnh vực mới được quy định từ khi ban hành Luật Quản lý thuế, nên chưa có kinh nghiệm.
+ Năng lực của công chức hải quan, bao gồm năng lực kiểm tra tính đúng đắn, chính xác của chứng từ, hồ sơ hải quan, phát hiện chứng từ giả và năng lực đấu tranh với doanh nghiệp còn thấp. Cán bộ Hải quan chưa được đào tạo sâu về kỹ thuật kiểm tra chứng từ thanh toán, xuất xứ hàng hóa nên chưa quan tâm đến kiểm tra tính đúng đắn, chính xác của chứng từ thanh toán, điều kiện xuất xứ hàng hóa .v.v. Trách nhiệm của Chi cục trưởng, Cục trưởng chưa cao, không có sự hướng dẫn, kiểm tra đúng mức, không loại trừ hiện tượng cố tình thông đồng, tiêu cực.
+ Một số hành vi có mức xử phạt vi phạm hành chính còn thấp, một số hành vi có tiêu chí xác định chưa rõ ràng nên chưa có cơ sở để phân biệt hành vi (tiêu chí xác định thế nào là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, khai thiếu thuế), nên trên thực tế hầu như cơ quan Hải quan chưa áp dụng được quy định về phạt số lần thuế (từ 1-3 lần) đối với hành vi gian lận, trốn thuế. Hoặc một số hành vi chưa coi là vi phạm nên chưa có tác dụng răn đe ngăn ngừa vi phạm (ví dụ thanh khoản hợp đồng gia công không đúng thời gian quy định chưa được coi là hành vi vi phạm).
+ Sự hiểu biết của công chức Hải quan về cưỡng chế theo trình tự chưa thống nhất và chưa đúng với tinh thần của Luật quản lý thuế. Công tác tổ chức thực hiện cưỡng chế thuế còn bị coi nhẹ, nên chưa thực hiện được các biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khỏan ngân hàng, thu tiền từ người thứ ba, hầu hết vẫn phải cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan.
Những tồn tại, hạn chế trên đây cần sớm được khắc phục để đưa công tác kiểm tra thuế, thanh tra thuế đi vào nền nếp, đáp ứng yêu cầu Hải quan hiện đại.