Hoàn thiện cơ chế phối hợp trong chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu giữa các đơn vị chức năng của ngành hải quan

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.PDF (Trang 149)

- Thất thu do khai sai trị giá

4.2.1.Hoàn thiện cơ chế phối hợp trong chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu giữa các đơn vị chức năng của ngành hải quan

thuế nhập khẩu giữa các đơn vị chức năng của ngành hải quan

Hiện nay, công tác chống thất thu thuế được phân công theo chức năng nhiệm vụ nhưng chưa thật sự hợp lý, vẫn còn tồn tại nhiều sự chồng chéo... Việc chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các Vụ, Cục trong cơ quan Tổng cục sẽ làm giảm hiệu quả của việc quản lý thuế, gây khó khăn cho Hải quan địa phương và doanh nghiệp trong các vấn đề thuế phát sinh. Vì vậy, để chống thất thu thuế hiệu quả, việc cần thiết là phải đổi mới ngay từ khâu phân rõ trách nhiệm, phạm vi giữa các đơn vị trong Tổng cục Hải quan. Cụ thể:

Đối với Cục điều tra chống buôn lậu: Cục điều tra chống buôn lậu cần

tập trung hơn nữa trong việc xử lý các thông tin do các chức năng quản lý khác của Hải quan phát hiện như kiểm tra sau thông quan, thống kê, giám sát quản lý, thu thuế XNK... Cục điều tra chống buôn lậu nên tập trung vào việc xây dựng thu thập các thông tin tình báo liên quan đến công tác hải quan, xây dựng cơ chế

hợp tác với các cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam trong việc bảo vệ an ninh biên giới và hải đảo. Cục điều tra chống buôn lậu nên tăng cường hơn nữa công tác răn đe đối với các hành vi cố tình gian lận về thuế... Cục điều tra chống buôn lậu cần phải xây dựng một trung tâm chỉ huy điện tử tập trung thống nhất quản lý trên toàn quốc. Các yêu cầu với trung tâm quản lý Hải quan điện tử của Cục điều tra chống buôn lậu có các đặc điểm sau:

+ Có sự chỉ đạo tập trung, luôn có chế độ trực chỉ huy và trực chiến 24/24 giờ và có đủ thẩm quyền xử lý các vấn đề phát sinh trong việc điều động các đội tuần tra, các lực lượng phản ứng nhanh của ngành Hải quan và cơ chế phối hợp với các lực lượng khác như biên phòng, công an, hải quân, quản lý thị trường...

+ Xây dựng đội tàu cao tốc tập trung tại các địa bàn trọng điểm. Xây dựng hệ thống thông tin hiện đại như đường dây nóng, liên lạc vệ tinh, xây dựng hệ thống định vị toàn cầu cho các phương tiện chống buôn lậu của Hải quan để Trung tâm chỉ huy có thể điều động nhanh chóng nhất.

+ Xây dựng hệ thống QLRR riêng của Cục điều tra chống buôn lậu trên cơ sở thông tin về tình báo Hải quan, thông tin của cơ sở Hải quan, thông tin hợp tác với Hải quan các nước, thông tin do các Vụ, Cục chức năng cung cấp.

+ Đổi mới công tác điều tra, kiến nghị với các cơ quan của Chính phủ những vấn đề cần sủa đổi theo hướng nâng cao năng lực và tạo thuận lợi cho công tác chống buôn lậu của hải quan, tăng thẩm quyền điều tra...

+ Sau khi Ngành Hải quan thực hiện việc giám sát với các phương tiện quá cảnh, chuyển khẩu bằng vệ tinh, Trung tâm chỉ huy của Cục điều tra chống buôn lậu có chức năng theo dõi lộ trình và điểm dừng của các phương tiện chịu sự quản lý Hải quan để điều động lực lượng trong trường hợp cần thiết.

+ Thực hiện việc số hoá các hồ sơ xử lý vi phạm hành chính, hồ sơ các vụ án đã điều tra, khởi tố để có thể tra cứu nhanh chóng. Việc số hoá giúp các cơ quan chức năng trong và ngoài ngành Hải quan có thể cập nhật nhanh chóng các diễn biến của tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại để có biện pháp đối phó.

+ Đầu tư trang thiết bị phát hiện các chất ma tuý, các chất gây nổ, các phương tiện chuyên dùng... để nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu.

Đối với Cục kiểm tra sau thông quan: Chức năng kiểm tra sau thông quan của Hải quan vẫn được hiểu như một cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ của các lô hàng XNK theo địa bàn hoạt động ở các cửa khẩu Hải quan và trụ sở của doanh nghiệp. Hệ thống QLRR của công tác kiểm tra sau thông quan vẫn phải sử dụng các tiêu chí chung với các chức năng khác của ngành Hải quan. Các tiêu chí về kiểm tra xác suất, kiểm tra theo phương pháp “từ người ra hàng’’ của kiểm tra sau thông quan vẫn chưa được xây dựng. Nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan vẫn dựa trên các kiến thức về kế toán, kiểm toán mà chưa thật sự chú trọng tới đặc điểm của ngành Hải quan. Việc đổi mới phương pháp quản lý sau thông quan trong thời gian tới là:

+ Xây dựng các bài toán kiểm tra tính xác xuất của kiểm tra sau thông quan thông qua việc ứng dụng các phần mềm máy tính. Cục kiểm tra sau thông quan cần xây dựng các tiêu chí quản lý riêng để máy tính có thể so sánh ngẫu nhiên các kết quả thông quan các lô hàng của các doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng với nhau, giữa các lô hàng của một doanh nghiệp... So sánh trên máy tính các báo cáo tài chính của doanh nghiệp dựa theo phương pháp mô hình toán để tìm ra nhanh nhất các dấu hiệu vi phạm.

+ Thường xuyên hợp tác với Hải quan các nước trong công tác kiểm tra sau thông quan. Việc cập nhật các kiến thức kiểm toán, kế toán của Hải quan các nước giúp công tác kiểm tra sau thông quan phát hiện nhanh các vi phạm.

+ Kiểm tra sau thông quan theo hình thức “ngẫu nhiên’’ trên cơ sở tính xác xuất rủi ro của sự kiện. Việc các Chi cục Hải quan lưu lại các dữ liệu điện tử của quá trình thông quan hàng hoá giúp ngành Hải quan có điều kiện đối chiếu với các sản phẩm doanh nghiệp sản xuất bán ra thị trường như thế nào, tỷ trọng nguyên liệu nhập khẩu trong sản phẩm để tìm ra các dấu hiệu buôn lậu và gian lận thương mại.

+ Xây dựng các tiêu chí quy trình QLRR riêng kiểm tra sau thông quan bằng việc cập nhật các rủi ro tài chính, thông qua việc hợp tác trao đổi thông tin với ngân hàng, kho bạc để phát hiện nhanh nhất các doanh nghiệp có dấu hiệu tài chính bất minh để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan.

+ Thực hiện việc phân công, phân cấp giữa các Cục Hải quan địa phương với Cục kiểm tra sau thông quan. Cơ quan Tổng cục chỉ nên đóng vai trò quản lý dựa trên mô hình QLRR hiện đại và đóng vai trò kiểm tra, kiểm chứng thông tin giữa các Cục Hải quan địa phương. Tập trung vào việc phát hiện các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm trên diện rộng trên phạm vi toàn quốc, việc phúc tập hồ sơ tại các Cục Hải quan địa phương do các phòng kiểm tra sau thông quan thực hiện. Cấp Tổng cục chỉ nên đóng vai trò hỗ trợ và thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra và các chức năng quản lý nhà nước khác khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Đối với Cục thuế XNK: Nhiệm vụ của kiểm tra thu thuế Hải quan rất

nặng nề trong giai đoạn hiện nay vì số thu thuế XNK vẫn đóng góp tỷ trọng lớn cho Ngân sách nhà nước. Nhiệm vụ đổi mới công tác thu thuế XNK trong giai đoạn tới càng trở nên cấp thiết. Cục Thuế XNK đứng trước nhiệm vụ phải đổi mới phương pháp quản lý của mình. Một mặt vẫn phải đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước, mặt khác vẫn phải đảm bảo mục tiêu tạo thuận lợi cho thương mại. Một số việc cần làm trong thời gian tới để áp dụng phương pháp quản lý Hải quan hiện đại trong việc kiểm tra thu thuế XNK là:

+ Vụ kiểm tra thu thuế cần phải xây dựng chương trình quản lý các văn bản liên quan đến lĩnh vực thuế XNK mới, thời điểm thực hiện, các tiêu chuẩn được hưởng các mức thuế ưu đãi theo các chương trình form D, form E, form S, form AK, các nước đàm phán quy chế tối huệ quốc dành cho nhau... Việc có một chương trình thống nhất trong chương trình QLRR riêng của Cục thuế XNK giúp giảm thiểu đáng kể việc gian lận và trốn thuế.

+ Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống theo dõi và cưỡng chế thuế tự động. Hoàn thiện việc kết nối liên thông theo mô hình Hải quan- Kho bạc-Ngân hàng để tiến hành theo dõi quá trình nộp thuế của doanh nghiệp, tránh việc cưỡng chế nhầm hay bỏ sót gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

+ Hoàn thiện mô hình quản lý điện tử, trình Chính phủ và Bộ Tài chính cho phép doanh nghiệp tự tính, tự khai và tự nộp thuế trước. Trong trường hợp có phát sinh có thể yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hoặc thoái thuế cho doanh nghiệp ngay, cũng có thể cho phép doanh nghiệp ghi nợ cho những lần XNK sau.

+ Theo dõi chặt các doanh nghiệp có dấu hiệu trốn thuế thông qua chương trình quản lý thuế chạy trên mạng theo diện rộng giữa các Hải quan địa phương.

Đối với Cục giám sát quản lý: Nhiệm vụ chủ yếu của công tác giám sát quản lý Hải quan là chức năng nghiên cứu, giám sát, xây dựng các quy trình thủ tục hải quan. Nếu đứng trên góc độ khoa học mà nói, chức năng này có phần trùng chéo với công tác nghiên cứu khoa học Hải quan và chức năng của Vụ hợp tác quốc tế. Vì vậy, mục tiêu của hệ thống giám sát Hải quan của phương pháp quản lý Hải quan hiện đại là phải đi sâu hơn nữa vào quy trình nghiệp vụ Hải quan thông qua các hình thức như giám sát từ xa, giám sát việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ hải quan, giám sát việc thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết hoặc tham gia theo các chương trình song phương và đa phương. Việc xây dựng một phương pháp giám sát Hải quan hiện đại cần phải tuân thủ các nguyên tắc:

+ Cho phép thực hiện giám sát từ xa, giám sát trực tiếp thông qua các trung tâm dữ liệu tại các Cục Hải quan, tại Trung tâm dữ liệu của cơ quan Tổng cục đảm bảo giám sát kịp thời những vấn đề phát sinh trong quy trình thủ tục hải quan.

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu các tiêu chí giám sát riêng, thông qua đó các cán bộ làm thủ tục Hải quan khi tiếp nhận tờ khai Hải quan (khai từ xa, khai trực tiếp) có thể ngay lập tức xác định đối tượng làm thủ tục Hải quan thuộc chính

sách ưu đãi thuế quan nào? tránh tình trạng phải tra cứu quá nhiều văn bản giấy tờ để xác định gây thiệt thòi cho doanh nghiệp và cũng gián tiếp làm cho công tác Hải quan trở nên minh bạch hơn.

+ Đề xuất và xây dựng các văn bản có tính chất pháp lý của tờ khai Hải quan điện tử. Nghiên cứu đề xuất cơ chế phối hợp, liên thông dữ liệu để doanh nghiệp có thể sử dụng tờ khai Hải quan điện tử trong việc hoàn thuế, trong các chứng từ sổ sách kế toán của doanh nghiệp...theo tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Làm đầu mối thực hiện chức năng giám sát Hải quan thông qua trung tâm dữ liệu quốc gia đặt tại cơ quan Tổng cục và là nơi thực hiện việc giám sát tuân thủ quy trình thủ tục Hải quan khi xây dựng các Chi cục Hải quan điện tử, Cục Hải quan điện tử và Tổng cục Hải quan điện tử trong thời gian tới.

+ Tiếp tục cải tiến các khâu của quy trình nghiệp vụ Hải quan theo hướng số hoá trên cơ sở cho phép doanh nghiệp tuỳ từng trường hợp có thể thực hiện việc khai báo Hải quan và thông quan hàng hoá tự động trước, trong và sau khi hàng hoá tập kết tại cửa khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thực hiện việc liên thông giấy tờ thông qua cơ chế Hải quan một cửa với các cơ quan cấp giấy phép của Việt Nam như cơ quan y tế, phòng quản lý XNK- Bộ Công Thương, kiểm dịch, Cites...để giảm thiểu các chứng từ giấy doanh nghiệp phải xuất trình với cơ quan hải quan.

+ Xây dựng cơ chế tham vấn trực tiếp các vấn đề phát sinh đối với doanh nghiệp và các chi cục hải quan, với các vấn đề về quy trình thủ tục Hải quan thông qua hệ thống mạng diện rộng xây dựng liên thông trong toàn ngành hải quan.

Đối với Trung tâm phân tích phân loại: Ngành Hải quan hướng tới xây

dựng một bộ máy trung tâm phân tích phân loại đủ tiêu chuẩn quốc gia đáp ứng yêu cầu đánh giá độc lập của ngành Hải quan. Ngành Hải quan phải tiến tới số hoá các kết quả phân tích phân loại sử dụng chung cho các đơn vị trong toàn ngành Hải quan. Việc phải phân loại nhiều mẫu hàng hoá chồng chéo giữa các

Chi cục một phần làm giảm hiệu quả nguồn lực đầu tư của ngành Hải quan, mặt khác trong trường hợp có những kết quả phân tích phân loại khác nhau sẽ gây ra những nghi ngờ không đáng có về công tác phân tích phân loại Hải quan. Việc lưu trữ các kết quả phân tích phân loại một cách có hệ thống sẽ giúp ngành Hải quan dễ dàng hơn khi đánh giá, phân tích và áp mã hàng hoá, chống thất thu cho ngân sách nhà nước. Việc hiện đại hoá các trung tâm phân tích phân loại là một trong những yêu cầu cấp thiết nhưng cần phải nghiên cứu đầu tư sao cho có hiệu quả kinh tế cao nhất. Nhiệm vụ phân tích phân loại của Hải quan không nhất thiết phải đáp ứng mọi yêu cầu phân tích phân loại phát sinh mà có thể thông qua hợp tác với các cơ sở nghiên cứu khoa học bên ngoài. Việc tập trung đầu tư sẽ giúp ngành Hải quan nâng cao hơn một bước chất và lượng của công tác phân tích phân loại hàng hoá.

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.PDF (Trang 149)