- Thất thu do khai sai trị giá
3.3.1. Thực tiễn áp dụng quản lý rủi ro trong chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
qua các năm từ 2009 - 2013, trong đó nợ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2009 là: 4.195 tỷ đồng, nợ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2013 là 6.411 tỷ đồng, tăng so với năm 2009 là 2.216 tỷ đồng. Trong tổng số nợ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì số nợ khó thu thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số nợ thuế. Năm 2009, tỷ trọng nợ khó thu trên tổng số nợ thuế XNK là 52,8%; năm 2013 tỷ trọng này là 59,62%. Như vậy, nguy cơ gây thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu qua nợ đọng thuế rất cao.
3.3. Thực trạng áp dụng các biện pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Hải quan Việt Nam giai đoạn 2009-2013 khẩu, thuế nhập khẩu của Hải quan Việt Nam giai đoạn 2009-2013
3.3.1. Thực tiễn áp dụng quản lý rủi ro trong chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu khẩu, thuế nhập khẩu
Hải quan Việt Nam đã xây dựng được cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý rủi ro của toàn ngành được quy định tại Thông tư số 175/2013/TT-BTC ngày 29/11/2013 và Quyết định số 2345/QĐ-TCHQ ngày 07/08/2014 trong đó có nội dung về xây dựng, quản lý và ứng dụng các Danh mục hàng hóa rủi ro; phân hạng DN, đánh giá việc tuân thủ pháp luật của DN, góp phần tạo thuận lợi cho việc thông quan hàng hóa, góp phần tích cực vào việc chống thất thu thuế, chống gian lận thương mại, đóng góp vào việc thu đúng, thu đủ cho NSNN. Áp dụng hệ thống thông quan điện tử tự động VNACCS/VCIS, kỹ thuật QLRR, thanh toán thuế qua cổng thông tin điện tử Hải quan đã thổi luồng sinh khí mới cho công tác quản lý hải quan; tuy nhiên đã, đang và sẽ phát sinh các vấn đề mới để các đối tượng lợi dụng vi phạm pháp luật như giả mạo chứng từ, hồ sơ để thông quan hàng hóa, kết xuất tờ khai dạng excel để sữa chữa nội dung tờ khai.v.v- đây là nội dung mới và khó. Trong khi đó, đại bộ phận cán bộ Hải quan hiện nay đang quen với phương pháp quản lý thủ công, ngại thay đổi, vẫn còn có một bộ phận nhỏ cán bộ công chức Hải quan chưa có quyết tâm trong thực hiện. Hệ
thống pháp luật liên quan để triển khai thực hiện vấn đề này còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ hoặc còn chồng chéo. Sự phối hợp giữa các đơn vị, giữa các địa phương với hải quan, giữa ngành Hải quan với các đơn vị khác trong và ngoài ngành Tài chính chưa thật tốt. Điều này ít nhiều gây khó khăn cho việc triển khai thủ tục Hải quan điện tử trong thời gian qua. Cơ sở hạ tầng, phương tiện làm việc một số đơn vị chưa được trang bị đầy đủ và phù hợp với yêu cầu cải cách hiện đại hóa. Hệ thống thông tin hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý công việc theo phương pháp hiện đại. Hệ thống mạng, tốc độ đường truyền, phần mềm hệ thống triển khai thủ tục Hải quan điện tử…có lúc chưa đáp ứng được yêu cầu; ý thức tuân thủ pháp luật liên quan đến hoạt động XNK của một bộ phận các DN chưa tốt, một số DN lợi dụng sự thông thoáng và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất NK để buôn lậu, gian lận thương mại, gây nhiều khó khăn cho công tác cải cách, hiện đại hóa hải quan.
Bảng 3.4: Tỷ lệ kiểm tra hàng hóa từ năm 2009-2013
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tỷ lệ phân luồng xanh 64% 45% 63% 59% 63% Tỷ lệ phân luồng vàng 19% 40% 25% 28% 27% Tỷ lệ phân luồng đỏ 17% 15% 12% 13% 11%
Ngoài trách nhiệm bao quát để duy trì kiểm soát sự di chuyển hàng hóa, con người và phương tiện vận chuyển qua cửa khẩu biên giới, cơ quan Hải quan còn có nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và du lịch với mức độ thích hợp, và do đó cần phải duy trì kiểm soát theo cách thức phù hợp để ngày càng giảm bớt tác động can thiệp vào sự di chuyển đó. Tuy nhiên, tạo thuận lợi nhưng phải đúng chính sách pháp luật, tránh thất thu thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
Cơ quan Hải quan Việt Nam đã áp dụng kỹ thuật QLRR trong một số lĩnh vực nghiệp vụ Hải quan như: khâu đăng ký tờ khai hải quan, phân luồng kiểm tra, tính thuế hải quan, KTSTQ, chống buôn lậu,… Việc áp dụng tiêu chí lựa chọn của hệ thống thông quan đã và đang được tin học hóa và tập trung vào những mặt hàng có mức thuế suất thuế NK cao, mặt hàng có tính nhạy cảm, rủi ro cao. Bước đầu công tác quản lý Hải quan dựa trên cơ sở thu thập và xử lý thông tin với sự hỗ trợ của CNTT đã giúp cho hoạt động của ngành Hải quan thu được những kết quả đáng kể như: giảm thủ tục hành chính, góp phần rút ngắn thời gian thông quan (thời gian thông quan trung bình một lô hàng xuất khẩu không vi phạm chỉ mất tối thiểu từ 5-10 phút, tối đa từ 40-60 phút, đối với lô hàng NK không vi phạm thì thời gian thông quan trung bình tối thiểu mất 5-15 phút, tối đa mất 120-150 phút). Việc xác định một mặt hàng có dấu hiệu gian lận thuế suất, gian lận trị giá trở nên dễ dàng thông qua việc thống kê chính xác sự tăng, giảm đột biến của nhiều mã hàng sau khi phân loại, áp mã, xác định trị giá và tính thuế chính xác đối với cùng một mặt hàng giống hệt, tương tự của cùng một doanh nghiệp hay nhiều doanh nghiệp cùng nhập khẩu một mặt hàng nhằm đảm bảo sự thống nhất, chính xác, tạo sự công bằng cho các doanh nghiệp.