- Thất thu do khai sai trị giá
3.3.5. Áp dụng kiểm tra sau thông quan trong chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
khẩu, thuế nhập khẩu
Để tạo thuận lợi cho thương mại, Hải quan Việt Nam đã áp dụng các nguyên tắc cơ bản Hiệp định trị giá WTO. Với việc thực hiện QLRR và hướng
tiếp cận 3 luồng hàng hóa (xanh, vàng và đỏ), không phải tất cả hàng hóa là đối tượng kiểm soát chi tiết của Hải quan biên giới. Tính trung bình 5 năm (từ 2006- 2010) chỉ có khoảng 70%-75% hàng hóa NK được thông quan theo khai báo của DN (hàng hóa được miễn kiểm tra). Tình hình đó, đặt ra vai trò của KTSTQ trở nên rất quan trọng trong việc xác minh các tờ khai được thông quan đã được phân loại và trong việc đảm bảo thực hiện đúng chính sách XNK và việc thu đúng và thu đủ thuế cho ngân sách Nhà nước.
Cuộc kiểm tra STQ
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2009 2010 2011 2012 2013 Tại trụ sở DN Tại trụ sở CQ HQ Tổng số cuộc KTSTQ
Biểu đồ 3.5: Thống kê số cuộc Kiểm tra sau thông quan của Hải quan
Nguồn: Cục KTSTQ- Tổng cục hải quan.
Lượng tờ khai hàng hóa XNK tăng dần qua các năm (năm 2008 là 2,5 triệu tờ khai hải quan, năm 2009 là 3,2 triệu tờ khai hải quan, năm 2010 là 3,85 triệu tờ khai hải quan, năm 2011 trên 4 triệu tờ khai hải quan, năm 2012 trên 5 triệu tờ khai, năm 2013 trên 5,6 triệu tờ khai), trong khi mong muốn của doanh nghiệp: giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí dịch vụ cho doanh nghiệp, nên việc phân loại, áp mã, xác định trị giá tính thuế không thể bảo đảm chính xác việc thu đúng, thu đủ thuế nộp ngân sách Nhà nước, để đáp ứng yêu cầu đó của doanh nghiệp, cơ quan Hải quan phải đẩy nhanh thủ tục thông quan hàng hóa. Việc hình thành lực lượng KTSTQ giúp nâng cao một cách có hiệu quả khả năng phân loại, áp mã và xác định trị giá tính thuế phải được thực hiện chính xác và thống nhất ngay tại cửa khẩu, qua đó góp phần chống gian lận thương mại và chống thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước.
Năm 2003, Cục KTSTQ thuộc Tổng cục Hải quan được thành lập, sau đó có các phòng KTSTQ tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Hoạt động KTSTQ không chỉ kiểm tra hồ sơ chứng từ Hải quan khi làm thủ tục thông quan, mà rất chú trọng hoạt động phân tích, đánh giá khả năng, mức độ rủi ro đối với đối tượng tham gia hoạt động XNK cũng như chủng loại hàng hóa, loại hình XNK. Để thực hiện các hoạt động trên một cách có hiệu quả, một khuôn khổ pháp lý có tính tập trung là chìa khóa của sự thành công. Trải qua 10 năm hoạt động, công tác KTSTQ đã từng bước khẳng định được tầm quan trọng và vị thế của mình trong hệ thống nghiệp vụ hải quan, góp phần giảm đáng kể những gian lận trong việc phân loại, áp mã, gian lận từ các chế độ chính sách, xác định trị giá hải quan…, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế của Việt Nam. Kiểm tra STQ với mục đích chính là kiểm tra sự tuân thủ, tức là xem xét mức độ tuân thủ pháp luật của chủ hàng trong quá trình hoàn thành thủ tục hải quan, hỗ trợ các đơn vị nghiệp vụ thông quan, phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại, hệ thống KTSTQ trong toàn ngành đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc xác định trị giá tính thuế; kiểm tra phân loại, áp mã hàng hóa XNK; thực hiện các chế độ chính sách vẫn còn một số tồn tại như: (i) Hệ thống các văn bản pháp quy điều chỉnh các hoạt động nghiệp vụ xác định trị giá tính thuế; phân loại áp mã hàng hóa, thực hiện các chế độ chính sách chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, chưa hoàn thiện theo hướng tiếp cận chuẩn mực quốc tế; (ii) Việc ứng dụng kỹ thuật QLRR trong kiểm tra STQ thời gian qua chỉ mới sơ khai, chưa đi vào thực tiễn, các đơn vị thường chỉ tiến hành kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm, chưa có quy trình tổng thể để thực hiện việc kiểm tra tuân thủ theo kế hoạch đã đưa ra; (iii) Đầu tư trang thiết bị làm việc hiện đại liên quan đến triển khai và ứng dụng CNTT vào công tác KTSTQ vẫn còn hạn chế.