Áp dụng nghiệp vụ quản lý xử lý nợ đọng thuế và các biện pháp cưỡng chế thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.PDF (Trang 128)

- Thất thu do khai sai trị giá

3.3.9. Áp dụng nghiệp vụ quản lý xử lý nợ đọng thuế và các biện pháp cưỡng chế thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

cưỡng chế thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Công tác thu hồi nợ đọng thuế, chống gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách được Ngành Hải quan chú trọng thường xuyên, gắn kết chặt chẽ

với công tác thu ngân sách lại càng được quan tâm với nhiều biện pháp kiên quyết, mạnh mẽ hơn. Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo Hải quan các địa phương tăng cường thu hồi các khoản nợ thuế của doanh nghiệp. Với khoảng hơn 3000 doanh nghiệp nợ số thuế, chiếm khoảng 5%-6% tổng số thuế phải thu cho NSNN, các đơn vị toàn Ngành Hải quan ngoài việc thường xuyên theo dõi, đôn đốc doanh nghiệp nộp thuế đúng hạn, đã tăng cường xử lý nghiêm minh các khoản nợ thuế, phân loại từng dạng nợ đọng để có biện pháp thu hồi có hiệu quả, trong đó đáng chú ý là tiếp tục phối hợp giữa 3 ngành Hải quan - Thuế - Kho bạc cũng như phối hợp với Ngân hàng để áp dụng các biện pháp mạnh nhằm tăng số nợ thu hồi về cho NSNN. Theo quy chế phối hợp 3 Ngành Thuế, Hải quan và Kho bạc có thể chia sẻ thông tin với nhau. Mỗi ngành đều có quyền tham khảo cơ sở dữ liệu về quản lý doanh nghiệp của nhau để khai thác thông tin nhằm đối chiếu, phát hiện sai sót. Phối hợp giữa các Ngành Thuế, Hải quan và Kho bạc làm lợi cho thu ngân sách, giảm chi phí thời gian cho doanh nghiệp. Đối với cùng một doanh nghiệp vừa nợ thuế, vừa được hoàn thuế, cơ quan Thuế và Hải quan sẽ cùng gửi lệnh thu - chi đến Kho bạc, sau đó Kho bạc sẽ thực hiện cân đối thanh toán. Như vậy, doanh nghiệp chỉ phải một lần đến Kho bạc để nộp hoặc nhận tiền, chứ không phải mất 2 lần nộp thuế và thu tiền hoàn thuế như trước. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an địa phương để xác minh những doanh nghiệp nợ thuế bỏ trốn, mất tích... Năm 2011, tổng thu ngân sách đối với hàng hóa XNK là 216.874 tỷ đồng, tỷ trọng nợ so với tổng thu giảm còn 2,25%. Các biện pháp nghiệp vụ Hải quan đã có chuyển biến tích cực cùng với việc đấu tranh, xử lý kiên quyết các hành vi gian lận về thuế đã góp phần chống thất thu, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu năm.

Trong thời gian qua, toàn ngành Hải quan đã triển khai các biện pháp đồng bộ để nhằm quản lý nợ thuế, giảm thiểu nợ mới phát sinh, xử lý nợ chây ỳ, áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế. Cụ thể:

- Ngành Hải quan đã tổ chức bộ máy quản lý nợ thuế từ Tổng cục đến các Cục và Chi cục Hải quan địa phương, trong đó cấp Tổng cục có Phòng quản lý nợ, cấp Cục và Chi cục có đội, tổ thu hồi quản lý nợ.

- Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý nợ thuế trên toàn quốc, chỉ đạo sát sao cơ quan Hải quan địa phương trong việc theo dõi, thu hồi nợ đọng thuế, không ngừng nghiên cứu, rà soát các vướng mắc trong công tác thu hồi nợ thuế, gắn việc xử lý nợ thuế với xét thi đua khen thưởng và kỷ luật trong toàn ngành.

- Ngành Hải quan đã phân tích được nguyên nhân nợ thuế và tình trạng nợ thuế, phân tích, phân loại nợ để có biện pháp quản lý chặt chẽ.

- Cơ quan Hải quan địa phương thực hiện tổng hợp danh sách các đối tượng nợ thuế, theo dõi, tham mưu các biện pháp nhằm thu hồi nợ thuế. Thu thập thông tin phản ánh tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá sự tuân thủ pháp luật để phân loại mức độ rủi ro, từ đó có biện pháp quản lý phù hợp. Tổ chức các biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ thuế. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an, cơ quan thuế và chính quyền địa phương để thu hồi nợ thuế.

- Cục Hải quan và Chi cục Hải quan các địa phương trực tiếp đến doanh nghiệp thu hồi nợ đọng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, lập biên bản đối chiếu công nợ. Đối với các doanh nghiệp chây ỳ tiền thuế, cơ quan Hải quan đã thực hiện niêm yết công khai tại nơi làm thủ tục hải quan.

- Cho phép doanh nghiệp bổ sung chức năng được phép tra cứu tình trạng nợ thuế chi tiết đến từng tờ khai, từng sắc thuế, từng trạng thái nợ trên Website của Tổng cục hải quan. Chức năng này tạo thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động thu xếp tiền nợ thuế, giảm thiểu số tiền nợ đọng.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ pháp luật cho Người nộp thuế nhằm nâng cao ý thực tuân thủ của người nộp thuế.

Trong giai đoạn 2009 - 2013, kết quả thu hồi nợ đọng thuế của toàn ngành đạt bình quân 15% tổng số nợ chuyên thu của năm trước chuyển sang và đạt xấp xỉ 3% tổng số thu hàng năm.

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.PDF (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)