- Thất thu do khai sai trị giá
3.3.6. Công tác điều tra chống buôn lậu trong chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
khẩu, thuế nhập khẩu
Luật Hải quan năm 2005 sửa đổi, bổ sung đã quy định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của Hải quan trong việc kiểm tra, giám sát hàng hóa và phương tiện vận
tải; đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới cũng như thu thuế và quản lý tốt hoạt động XNK. Do đó, công tác điều tra, phát hiện xác định trị giá tính thuế, khai sai số lượng hàng hóa thực nhập; phân loại và áp mã không chính xác; thực hiện các chính sách chế độ không thống nhất,… đối với hàng hóa XNK giữ vai trò quan trọng trong nghiệp vụ điều tra chống buôn lậu.
Công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, đặc biệt là các gian lận thương mại trong các lĩnh vực giá, áp mã, C/O, lượng, chính sách đối với hàng hóa XNK cũng là một trong những chức năng quan trọng của ngành Hải quan, trong đó vai trò quan trọng thuộc lực lượng chuyên trách về chống buôn lậu và gian lận của ngành. Vì vậy, muốn đạt hiệu quả cần phải có sự cải cách trong công tác chống buôn lậu, trong đó có việc đổi mới phương pháp, cách thức chống buôn lậu. Ngoài các đối tượng như buôn lậu hàng hóa và gian lận thương mại, Hải quan Việt Nam đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác như chống tội phạm xuyên quốc gia, chống buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy và tiền chất, vũ khí, các chất độc hại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và thậm chí phải bảo vệ động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng,…
Bảng 3.5: Số liệu bắt giữ qua các tuyến đường từ năm 2009 đến 2013
Đơn vị tiền: triệu đồng
Tuyến đường
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
trị giá số vụ trị giá Số vụ trị giá số vụ trị giá số vụ trị giá số vụ
Tuyến đường bộ 231.082 6.102 128.219 3.354 910,751 2,846 218,557 4,017 341,211 2,556 Tuyến hàng không 20.477 1.049 42.830 1.119 102,141 4,609 42,045 4,767 9,292 2,490 tuyến đường biển 219.899 5.422 299.763 9.453 1,076,571 12,163 379,433 15,458 166,532 7,934 Tổng số 71,131 471.459 13.926 470.812 2,089,464 19,618 640,036 24,242 517,035 12,980
Công tác CBL đã góp phần to lớn vào thành tích chung của ngành Hải quan, được Chính phủ, cộng đồng và quốc tế ghi nhận. Tuy nhiên, đã bộc lộ không ít những hạn chế, như:
- Thiếu sự chủ động triển khai đầy đủ, bài bản các biện pháp nghiệp vụ Kiểm soát Hải quan ở các đơn vị Hải quan các cấp. Do đó, hạn chế khả năng chủ động phòng ngừa, phát hiện vi phạm. Mặt khác tính phòng ngừa, răn đe chưa cao do hiệu quả công tác xử lý vi phạm còn hạn chế. Trong tổng số 33.542 vụ vi phạm đã bị phát hiện năm 2010, 2011, cơ quan Hải quan đã xử lý 29.816 vụ (còn tồn 3.726 vụ) trong đó khởi tố 11 vụ, chuyển cơ quan khác khởi tố 135 vụ. Kết quả thống kê cũng cho thấy số vụ vi phạm do các đơn vị chuyên trách CBL phát hiện mới chỉ chiếm 19,82% tổng số vụ toàn Ngành phát hiện.
- Hoạt động CBL là nghiệp vụ khó khăn, nguy hiểm, đặc thù có tính chất vũ trang. Nhưng tổ chức bộ máy, con người hiện đang được xây dựng, quản lý, đào tạo theo phương thức hành chính, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và nguyên tắc nghiệp vụ, thiếu tính kỷ luật chặt chẽ,... Sau khi Tổng cục ban hành Quyết định 1843/QĐ-TCHQ ngày 22/9/2011, việc phân công, phân cấp trong hoạt động nghiệp vụ giữa các đơn vị chuyên trách ở Hải quan các cấp đã rõ ràng hơn. Tuy nhiên, cần rà soát, đánh giá tổng thế hiệu quả của các đơn vị chuyên trách, nhất là các Tổ kiểm soát thuộc Chi cục để cơ cấu lại cho phù hợp hơn. Đặc biệt hiện nay, các thuyền viên được giao quản lý, sử dụng tầu cao tốc có giá trị lớn, thực hiện các hoạt động hàng hải, nghiệp vụ độc lập trên biển theo thẩm quyền pháp luật quy định, nhưng đang hưởng chế độ theo hợp đồng vụ việc (HĐ68). Nguồn đào tạo cán bộ quản lý, chỉ huy ở các Hải đội đang cạn dần.