4.1. Yêu cầu chung về bao bì chứa đựng tương ớt
Bao bì để chứa đựng sản phẩm rau quả phải đáp ứng một số yêu cầu sau: - Không gây độc cho thực phẩm, không làm cho thực phẩm biến đổi chất lượng, không gây mùi vị, màu sắc lạ cho thực phẩm.
- Bền đối với tác dụng của thực phẩm - Chắc chắn, nhẹ
- Rẻ tiền
- Hình thức hấp dẫn, thích hợp với sản phẩm - Sử dụng vận chuyển, bảo quản tiện lợi.
4.2. Các loại bao bì
Công dụng: Bao bì được dùng để chứa đựng sản phẩm.
4.2.1. Bao PE
Chọn lựa: Chọn bao PE có kích thước phù hợp với khối lượng sản phẩm cần đóng gói, có thể đóng gói 100gam, 500gam hoặc 1000gam (hình 5.3.49.).
Hình 5.3.49. Bao PE 4.2.2. Chai, hộp (thẩu, lọ) nhựa
Chọn lựa: Chọn chai, hộp trong, không méo mó, trầy xước, có kích thước phù hợp với khối lượng sản phẩm cần đóng gói (hình 5.3.50.), (hình 5.3.51.).
4.2.3. Chai, hộp (thẩu, lọ) thủy tinh
Chọn lựa: Chọn chai, hộp trong suốt, không trầy xước, có kích thước phù hợp với khối lượng sản phẩm cần đóng gói (hình 5.3.52.), (hình 5.3.53.).
Hình 5.3.52. Chai thủy tinh Hình 5.3.53. Hộp thủy tinh
4.3. Vệ sinh bao bì
Bao bì trước khi dùng phải được vệ sinh sạch sẽ, làm khô.
Bước vệ sinh này thực hiện đối với bao bì thủy tinh và bao bì nhựa.
Bước 1: Tráng bao bì
Tráng qua bao bì bằng nước (hình 5.3.54.).
Hình 5.3.54.Tráng bao bì Bước 2: Rửa bao bì
- Rửa bao bì bằng xà phòng. Rửa xà phòng phải thực hiện cả bên trong lẫn bên ngoài bao bì (hình 5.3.55.).
- Dùng nước sạch để tráng sạch xà phòng. Tốt nhất là rửa dưới vòi nước chảy (hình 5.3.56).
Hình 5.3.56. Rửa sạch xà phòng Bước 3: Sấy khô (hoặc phơi) bao bì.
Nhiệt độ sấy nếu dùng bao bì nhựa là
55÷600C (hình 5.3.57.), nếu dùng bao bì
thủy tinh thì có thể cài đặt 1000C.
Trường hợp không có máy sấy thì nên úp ngược bao bì trên dàn lưới cho ráo nước.
Hình 5.3.57. Sấy khô bao bì
4.4. Bảo quản bao bì
Bao bì dùng chứa đựng sản phẩm tương ớt nếu chưa sử dụng thì phải được bảo quản nơi khô ráo để tránh ẩm mốc, gỉ sét, nhất là bao bì thủy tinh và nắp sắt. Nên để nắp riêng, hũ riêng.