Kinh nghiệm huy động vốn của tỉnh Đồng Na

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (Trang 53)

e. Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế

1.6.4.2. Kinh nghiệm huy động vốn của tỉnh Đồng Na

Tỉnh Đồng Nai với 09 KCN có tổng diện tích 2,343 ha được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập, đến nay đã cho thuê 660 ha (39% diện tích dùng cho thuê) thu hút 186 dự án được cấp phép, trong đó có 22 dự án trong nước với số vốn lên tới 3,600 triệu USD. Hiện nay có 137 doanh nghiệp hoạt động với số vốn đăng ký lên tới 2.5 tỷ USD và vốn thực hiện đạt 1.1 tỷ USD, thu hút 46 nghìn lao động. KCN Biên Hoà II thành công nhất với diện tích đất cho thuê đạt 93.1%; thu hút 26 nghìn lao động; năm 2015 sẽ lấp đầy diện tích thuê đất của KCN này.

Kết quả phát triển công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Đồng Nai từ một tỉnh nông nghiệp thành một tỉnh công nghiệp với cơ cấu công nghiệp -

dịch vụ - nông nghiệp. Khu vực công nghiệp của Đồng Nai hiện góp đến 52% GDP của tỉnh, tiếp theo là dịch vụ (25%) và nông nghiệp (23%). Nông nghiệp từng góp đến 52.12% GDP trong năm 2000.

Để huy động được nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước đưa kinh tế Tỉnh phát triển theo đúng định hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, một mặt, phát huy lợi thế về địa lý nhất là hệ thống giao thông có nhiều trục đường chính xuyên quốc gia và về tài nguyên khoáng sản như đá, cát xây dựng, đất sét gạch ngói cũng như về nguồn nhân công rẻ, tỉnh Đồng Nai chọn hướng phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ để thu hút vốn đầu tư, mặt khác, xây dựng một số chính sách được khái quát như sau:

- Đảm bảo hạ tầng cho phát triển công nghiệp: UBND tỉnh Đồng Nai tập trung toàn nguồn lực nhất là vốn vào xây dựng cơ sở hạ tầng hay những dự án mà tư nhân không có khả năng đầu tư như xây dựng hệ thống đường xá, hệ thống điện - nước trong các khu công nghiệp, bến cảng....bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương.

- Xóa bỏ dần chính sách hai giá đối với người nước ngoài.

- Đẩy mạnh xã hội hoá trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, thể dục thể thao. Đào tạo nghề cho lao động phổ thông, một mặt giúp lao động trong Tỉnh có chuyên môn, mặt khác giúp nhà đầu tư dễ tuyển chọn nhân công tại chỗ, trong đó, chú trọng xây dựng và phát triển mạng lưới các bệnh viện tuyến huyện, trường đào tạo nghề phù hợp đặc thù địa phương.

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w