- Về liên kết vùng: vị trí địa lý của Tỉnh nằm trong quy hoạch phát triển hành
GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH
5.1. Dự báo về xu hướng vận động của các nguồn vốn đầu tư quốc tế và trongnước 1 Các dòng vốn đầu tư FD
- Do kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, nên dòng vốn FDI tiếp tục phát triển nhưng không lớn về khối lượng, trở thành bộ phận quan trọng trong tổng vốn đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây mức tăng không lớn chỉ khoảng 2-3%.
- Sự phân bổ dòng vốn FDI sẽ tiếp tục diễn ra không đều, chủ yếu vẫn vào các nước công nghiệp phát triển, tuy vậy, lượng vốn FDI vào các nước đang phát triển vẫn có chiều hướng tăng chậm về khối lượng tuyệt đối. Tổng lượng FDI trên toàn cầu trong năm 2012 giảm 12% so với năm 2011, đạt 1.35 nghìn tỷ USD; riêng các nước đang phát triển đã lần đầu tiên vượt các nước phát triển trong thu hút FDI khi họ thu hút mức kỷ lục 52% tổng vốn FDI toàn cầu. Cụ thể, các nước đang phát triển thu hút được 703 tỷ USD trong năm 2012, mức cao thứ hai trong lịch sử, nhưng giảm nhẹ 4% so với năm trước đó. Trong khi đó, các nước phát triển thu hút được 561 tỷ USD, giảm 32% so với năm 2011 và thấp hơn 142 tỷ USD so với mức của các nước đang phát triển.
(http://www.baomoi.com/LHQ-Von-FDI-toan-cau-nam-2013-se-quanh-muc-cua-nam-
2012/126/11345025.epi).
Biểu đồ 5.1: Dòng FDI toàn cầu và dự báo đến 2015
- Nguyên nhân dòng FDI vào nền kinh tế đang phát triển tăng xuất phát từ sức ép cạnh tranh buộc các công ty xuyên quốc gia phải tăng cường tìm kiếm cơ hội đầu tư
phương cách mới để cắt giảm chi phí, đồng thời, giá nhiều loại nguyên liệu thô gia tăng trong những năm gần đây cũng là nhân tố kích thích FDI chảy vào các nền kinh tế đang phát triển giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Sự vận động của dòng FDI vẫn chịu sự chi phối và khống chế của các các công ty xuyên quốc gia (TNCs). TNCs trở thành những chủ thể đầu tư trực tiếp với khối lượng kiểm soát trên 90% tổng FDI toàn thế giới thông qua hoạt động đầu tư ở các quốc gia. Chúng là lực lượng quan trọng trong nền kinh tế thế giới, nắm giữ nguồn vốn tài chính, kỹ thuật, nắm giữ các ngành kinh tế mũi nhọn then chốt, kiểm soát thương mại quốc tế.
- Sự vận động của nguồn vốn FDI diễn ra trong điều kiện các nước tiếp nhận đầu tư tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường thu hút đầu tư do những tác dụng to lớn của nguồn vốn FDI trong cơ cấu kinh tế quốc gia, nên việc thu hút FDI phát triển khu vực kinh tế này trở thành chiến lược của các nước. Hơn nữa, sự phát triển của nền kinh tế thế giới và tiến trình toàn cầu hóa làm cho nguồn FDI ngày càng mở rộng và gia tăng, nhưng đồng thời nhu cầu thu hút sử dụng FDI ở tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, cũng ngày càng lớn, dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước và khu vực nhằm thu hút nguồn vốn này.
- Với những xu hướng vận động của nguồn vốn FDI thế giới kể trên, Việt Nam trong những năm qua và trong thời gian tới cũng có nhiều cố gắng tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn. Theo dự báo, nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng và vẫn là nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội đất nước giai đoạn tới. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để phát triển kinh tế đất nước giai đoạn 2010-2020, Việt Nam cần tới trên 185 tỷ USD từ mọi nguồn vốn. Bên cạnh vốn trong nước có vị trí quan trọng hàng đầu và chiếm khoảng 2/3 tổng vốn đầu tư, mọi nguồn vốn bên ngoài, trong đó có vốn FDI, sẽ chiếm tỷ lệ rất quan trọng.
Xu hướng vận động của các nguồn vốn FDI sẽ tạo ra những cơ hội mới cho các tỉnh, thành phố nước ta thu hút các nguồn vốn này, kèm theo những thách thức mới, đòi hỏi môi trường đầu tư hấp dẫn.