Vùng kinh tế Đông Nam bộ

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (Trang 51)

e. Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế

1.6.4. Vùng kinh tế Đông Nam bộ

Vùng kinh tế Đông Nam bộ bao gồm: thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương.

Vùng Đông Nam Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi cùng với thành quả phát triển đã đạt được, tạo ra lợi thế so sánh ở mức hàng đầu cả nước, vùng Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn hơn các vùng khác; nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc tế và khu vực, có nhiều cửa ngõ ra vào, có nhiều khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để đạt nhịp độ tăng trưởng cao hơn. Đông Nam Bộ là vùng đã đạt được trình độ phát triển kinh tế tương đối cao hơn và vượt trước nhiều mặt so với các vùng khác trong cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn về kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn của cả nước, có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề khá, có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đang đóng góp tích cực cho sự phát triển của cả khu vực phía Nam. Đồng thời có hệ thống đô thị, các khu công nghiệp đang trong quá trình phát triển mạnh. Vũng Tàu là thành phố cảng và dịch vụ nằm ở

“mặt tiền Duyên Hải” phía Nam, là cầu nối và “cửa ngõ” giao thương quốc tế. Thành phố Biên Hòa và khu vực dọc theo Quốc lộ 51, thị xã Thủ Dầu Một và khu vực Nam Bình Dương có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp. Đông Nam Bộ có trục giao thông xuyên Á ra biển và tiếp giáp với khu vực các nước Đông Nam Á đang phát triển năng động.

Thời gian qua, Vùng Đông Nam Bộ đạt được thành tựu to lớn trong thu hút vốn đầu tư. Trong vùng Đông Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương như: Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương là những địa phương luôn dẫn đầu cả nước về thu hút FDI và tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tuy trong vùng Đông Nam Bộ mỗi tỉnh đều có những thuận lợi và khó khăn riêng. Thành phố Hồ Chí Minh với những ưu thế của mình đã có 06 nhóm giải pháp thu hút vốn đầu tư hiệu quả: nhóm giải pháp về quy hoạch (hoàn thành quy hoạch về đất đai, hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch), nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách (ban hành các văn bản hướng dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp về lộ trình cam kết mở cửa đầu tư nước ngoài, ban hành các giải pháp cụ thể để thu hút đầu tư nước ngoài cho các lĩnh vực ưu tiên như: giáo dục - đào tạo, y tế, quy hoạch đô thị, phối hợp đồng bộ các chính sách đất đai – đầu tư – tài chính – tín dụng, có chính sách riêng đối với từng tập đoàn đa quốc gia), nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư (đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch, chủ động tiếp cận và hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng), nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng (tranh thủ nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng), nhóm giải pháp về lao động, tiền lương (đầu tư hệ thống các trường đào tạo nghề, điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải cách chính sách về lao động, tiền lương), nhóm giải pháp về cải cách hành chính (đơn giản và công khai quy trình, thủ tục hành chính, nâng cao trình độ của đội ngủ cán bộ, công chức, triển khai thực hiện tốt Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật xây dựng, phối hợp quản lý đầu tư nước ngoài giữa trung ương và địa phương, giữa các Bộ, Sở, Ngành, UBND các Quận, huyện có liên quan).

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w