- Về liên kết vùng: vị trí địa lý của Tỉnh nằm trong quy hoạch phát triển hành
GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH
5.7.1. Nâng cao chất lượng, chú trọngthu hút vốn phát triển bền vững
Tỉnh cần có giải pháp đề nghị trung ương tập trung đầu tư trọng điểm vào hệ thống cảng, hiện đại và đồng bộ hoá theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, hình thành kinh tế cảng có tính đột phá, mũi nhọn, tạo sự hấp dẫn mạnh mẽ cho việc thu hút các dòng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển các ngành kinh tế hành lang ven biển phía Nam, ĐBSCL và tỉnh Trà Vinh. Hiện nay, nhiều nhà kinh tế trên thế giới cho rằng: Thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dương, sự phát triển kinh tế hướng mạnh về phía kinh tế biển, đảo. Tỉnh Trà Vinh là tỉnh hội đủ những thế mạnh để có thể phát triển kinh tế biển. Tỉnh cũng là nơi duy nhất ở phía Nam cũng như cả nước có thể phát triển hệ thống cảng nước sâu, có thể tiếp nhận tàu trọng tải hàng vạn tấn4, tỉnh có thềm lục địa rộng lớn thuận lợi cho phát triển nuôi trồng, khai thác hải sản, có nhiều cù lao với nhiều đảo nhỏ có hệ sinh thái rừng, biển khá hoàn chỉnh cùng với di tích lịch sử hào hùng. Có thể nói, tỉnh hội đủ những điều kiện để phát triển kinh tế biển hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, trong điều kiện tài chính của tỉnh còn hạn chế, đầu tư của trung ương để phát triển hệ thống cảng theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh tiến độ còn rất chậm. Vì
4Các tỉnh khác thuộc đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Đông Nam bộ cũng có thể phát triển cảng nhưng chỉ là những cảng có thể tiếp nhận tàu trọng tải nhỏ, giá thành vận tải sẽ cao, hiệu quả sẽ thấp hơn.
vậy, tỉnh đề xuất với trung ương cần xác định mục tiêu trong những năm tới là tập trung phát triển hệ thống cảng, kho bãi, đồng bộ, hoàn chỉnh và hiện đại, xác định đây là ngành mũi nhọn và sẽ tạo ra sức lan tỏa lớn, tác động tích cực đến sự phát triển của các ngành, các khu vực kinh tế. Hệ thống cảng chưa phát triển về quy mô cũng như tính đồng bộ và hiện đại, khiến cho giá vận chuyển hàng hoá từ Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực. Cụ thể, hiện nay, giá cước vận chuyển của Việt Nam cao hơn nhiều so với những nước trong khu vực, chẳng hạn: phí vận chuyển container từ Việt Nam đi Nhật Bản cao gấp 3 lần từ Singapore; gấp 2,5 lần từ Kualalumpur; gấp 2 lần từ Jakarta và Thượng Hải. Có thể nói đây là hạn chế rất lớn, làm tăng giá thành hàng hoá, giảm hiệu quả cũng như sức cạnh tranh của các hàng hoá từ Việt Nam. Do đó, cũng tạo ra những rào cản lớn đối với thu hút các nguồn vốn đầu tư, phát triển các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh và tạo rào cản đáng kể đối với sự phát triển các ngành tại các tỉnh ven biển phía nam. Nếu hệ thống bến cảng, kho bãi hoàn thiện, hiện đại sẽ tạo điều kiện hạ giá thành vận chuyển, tăng hiệu quả SXKD, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá từ Việt Nam, và do đó hoạt động xuất khẩu sẽ sôi động hơn (mục tiêu cạnh tranh để xuất khẩu là xu thế tất yếu trong cạnh tranh thời hội nhập), kích thích đầu tư phát triển SXKD không chỉ trên địa bàn Tỉnh mà còn lan tỏa tới cả vùng ĐBSCL.
Sự phát triển hệ thống cảng, kho bãi hiện đại, hoạt động xuất khẩu sôi động kéo theo sự phát triển hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt nối các trung tâm công nghiệp (nơi tạo ra các hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu) của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Đông Nam Bộ và Nam bộ. Đồng thời, hoạt động thanh toán quốc tế sẽ phát triển mạnh, kéo theo sự phát triển và hoàn thiện hệ thống các ngân hàng, dịch vụ tài chính, thị trường tài chính, bảo hiểm…đây là những ngành dịch vụ cao cấp, luôn tạo ra giá trị gia tăng cao, ổn định, bền vững.