Cơ sở lý thuyết

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (Trang 122)

- Về liên kết vùng: vị trí địa lý của Tỉnh nằm trong quy hoạch phát triển hành

PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÀ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI TỈNH TRÀ VINH

4.2. Cơ sở lý thuyết

Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động đến thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước của một địa phương. Theo Dunning (1977), một doanh nghiệp chỉ

thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) khi hội đủ 03 điều kiện: (1) doanh nghiệp phải sở hữu một số lợi thế so với doanh nghiệp khác như: quy mô, công nghệ, mạng lưới tiếp thị, khả năng tiếp cận nguồn vốn có lãi suất thấp hay các tài sản vô hình đặc thù của doanh nghiệp; (2) nội vi hóa: việc sử dụng những lợi thế đó trong nội bộ doanh nghiệp có lợi hơn là bán hay cho các doanh nghiệp khác thuê; và (3) sản xuất tại nước tiếp nhận đầu tư có chi phí thấp hơn là sản xuất tại nước mẹ rồi xuất khẩu. Lợi thế địa điểm có thể có được nhờ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động, rào cản thương mại, chính sách khuyến khích đầu tư và cả những tác động ngoại vi mà địa điểm có thể tạo ra cho doanh nghiệp khi hoạt động tại đó.

Paul Krugman (1991) cho rằng các doanh nghiệp có xu hướng xác định vị trí sản xuất của họ ở những nơi “trung tâm” đông đúc dân cư và vốn, vì vậy việc tận dụng được lợi thế nhờ quy mô. Hơn nữa, việc này sẽ dẫn tới dân cư - vừa là người cung cấp lao động vừa là người tiêu dùng - sẽ càng di chuyển tới “trung tâm” này vì ở đó có tính lợi thế quy mô cao hơn, cũng có nghĩa là giá cả hàng hóa rẻ hơn và sản phẩm đa dạng hơn.

Mô hình ngoại tác của Romer và Lucas (2007) cho thấy các nhân tố tác động dến hành vi đầu tư là: (1) sự thay đổi trong nhu cầu; (2) lãi suất; (3) mức độ phát triển của hệ thống tài chính; (4) đầu tư công; (5) khả năng về nguồn nhân lực; (6) các dự án đầu tư khác trong cùng ngành hay trong các ngành có mối liên kết; (7) tình hình phát triển công nghệ, khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ; (8) mức độ ổn định về môi trường đầu tư: bao gồm môi trường kinh tế vĩ mô, pháp luật; (9) các quy định về thủ tục và (10) mức độ đầy đủ về thông tin, kể cả thông tin về thị trường, luật lệ, thủ tục, các tiến bộ công nghệ.

Lý thuyết thị trường địa phương đã chỉ ra rằng những yếu tố tác động vào sự thỏa mãn của nhà đầu tư có thể chia thành 03 nhóm chính, đó là (1) cơ sở hạ tầng đầu tư; (2) chế độ, chính sách đầu tư, và (3) môi trường làm việc và sinh sống. Khách hàng đầu tư thỏa mãn với một địa phương khi họ hoạt động có hiệu quả tại địa phương đó. Hiệu quả có thể được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau tùy theo mục tiêu doanh nghiệp. Tuy

về doanh thu và lợi nhuận. Một nhà đầu tư đạt được mục tiêu, họ sẽ có xu hướng tiếp tục quá trình đầu tư của họ cũng như giới thiệu cho các công ty khác đầu tư tại địa phương.

Ví dụ như môi trường đầu tư, vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, du lịch, hoặc tình hình cạnh tranh giữa các địa phương, chi phí kinh doanh cao, chính sách thuế, giá thuê đất.. làm hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tư ở Việt Nam (Đầu tư 2005). Các chi phí về thuê mặt bằng, điện, nước, vận tải đều cao hơn các nước trong khu vực (Lê Đăng Doanh 2003). Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư tại một số khu công nghiệp (Doanh nhân Sài gòn 2005).

Về cơ sở hạ tầng, biến số được sử dụng tương đối rộng rãi ở các nghiên cứu về FDI ở Việt Nam là số điện thoại hay số điện thoại trên 1000 dân, Nguyen và Nguyen (2007), không thấy tác động, Le Viet Anh (2004), Nguyen Phi Lan (2006) tác động tích cực ở hầu hết các mô hình, nguồn điện được cung cho các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các tỉnh (Nguyen và Hans-Rimbert (2002), tác động dương tới FDI thực hiện cộng dồn), độ dài giao thông đường nhựa ở tỉnh (Nguyen và Hans-Rimbert (2002), không có tác động), khối lượng hành khách vận chuyển địa phương (Mayer và Nguyen (2005), tác động dương trừ trường hợp FDI mới. Ngoài ra, khu cụm công nghiệp cũng được sử dụng như một chỉ số cho cơ sở hạ tầng (Nguyen và Nguyen (2007), Nguyen và Hans-Rimbert (2002) có tác động cùng chiều ở tất cả các mô hình). Ngoài ra, khoảng cách đến các trung tâm lớn cũng có thấy tác động âm đối với số đề án FDI cấp mới năm 2006, Malesky (2007).

Sự thiếu bình đẳng giữa thành phần kinh tế trong lĩnh vực nhà nước và ngoài nhà nước phần nào giảm động lực đầu tư (Đầu tư 2005), dịch vụ quản lý, hỗ trợ kinh doanh và hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, góp phần làm giảm khả năng huy động vốn ở địa phương Việt Nam (Nhà Quản lý 2004). Các bài viết (Đàm Quang Vinh 2002; Nguyễn Thị Liên Hoa 2002; Phan Quang Thình 2002; Võ Thanh Thu 2003) về mức độ cạnh tranh thu hút vốn đầu tư của từng địa phương.

Vai trò marketing địa phương chính là động cơ phát triển (Drucker 1958; Kotler & ctg 1993; Kotler & ctg 2002). Tuy nhiên, nhiều nước đang phát triển xem nhẹ vai trò marketing địa phương mà thường tập trung vào vấn đề sản xuất, tài chính, …(Reddy & Campbell 1994), thương hiệu là đơn vị cơ bản của marketing (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang 2003).

Tại Việt Nam, nghiên cứu khả năng huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế cho thấy nhiều thuộc tính địa phương cần phải được hoàn thiện để hấp dẫn nhà đầu tư như: cơ sở hạ tầng còn hạn chế, kỹ năng của người lao động còn thấp, thủ tục hành chính chưa hiệu quả,..(Lê Đăng Doanh 2003; Phan Ngọc Liên 2005). Những tồn tại này không chỉ xuất hiện ở các tỉnh vùng xa mà còn ở những nơi có mức độ phát triển tương đối cao như: Bình Dương, TP.HCM (Hồ Đức Hùng & ctg 2003; Phan Cao Sơn 2004). Vì vậy, chúng ta có thể kỳ vọng là có nhiều thuộc tính địa phương tác động đến khả năng huy động vốn như: cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi, chính sách đào tạo nghề,…có thể đóng góp vào khả năng thu hút vốn tại một địa phương (Lam & ctg 2004).

Bảng 4.1: Các nghiên cứu thực nghiệm đã thực hiện

Tác giả Phương pháp Các biến nghiên cứu

Grant Thornton (2010) “Nghiên cứu Huy động vốn trên thị trường tín dụng Hoa Kỳ”.

Phỏng vấn trực tuyến 250 giám đốc điều hành tại Hoa Kỳ.

Phương pháp: phân tích, thống kê suy luận

Mục tiêu đạt được: khả năng thu hút vốn trên thị trường tín dụng.

Các câu hỏi phỏng vấn: cách thức huy động vốn gần đây của DN; các loại nợ mà DN đang đi vay; số lượng tiền vay, lãi vay và lãi suất hiện hành; kết quả huy động vốn của DN; ý kiến đề xuất của DN cho chính phủ về những cải cách tại Hoa Kỳ.

Đinh Phi Hổ (2010) “Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp”.

Phỏng vấn trực tiếp 215 doanh nghiệp trong 05 khu Công nghiệp đang hoạt động tại tỉnh Bình Phước. Phương pháp: hồi quy tuyến tính.

Biến phụ thuộc: Mức độ hài lòng chung.

Biến độc lập: Cơ sở hạ tầng; chế độ chính sách đầu tư; môi trường sống và làm việc; lợi thế ngành đầu tư; nguồn nhân lực; chất lượng dịch vụ công; thương hiệu địa phương; chi phí đầu vảo cạnh tranh

Nguyễn Đình Thọ và cộng tác viên (2005) “Nghiên cứu điều tra đánh giá thực trạng môi trường đầu tư tỉnh Tiền Giang và đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực xã hội đầu tư phát triển”.

Phỏng vấn 402 doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh tại Tiền Giang.

Phương pháp hồi quy đa biến.

Biến phụ thuộc: Mức độ hài lòng của nhà đầu tư.

Biến độc lập: Hạ tầng cơ bản; mặt bằng; lao động; hỗ trợ chính quyền; dịch vụ kinh doanh; ưu đãi đầu tư; văn hóa; đào tạo kỹ năng; môi trường sống.

Đinh Phi Hổ (2011) “Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp”.

Phỏng vấn 175 doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại 02 khu công nghiệp Việt Nam - Sigapore (Bình Dương)

Phương pháp: hồi quy tuyến tính

Biến phụ thuộc: Mức độ hài lòng chung.

Biến độc lập: Phương tiện hữu hình; mức độ tin cậy; mức độ đáp ứng; sự đảm bảo; sự cảm thông.

Nguyễn Thị Ninh Thuận và Bùi Văn

Phỏng vấn 47 doanh nghiệp đang hoạt động trong khu

Trịnh (2012)

“Nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào các khu công nghiệp tại thành phố Cần Thơ”.

Công nghiệp và 49 doanh nghiệp đang hoạt động ngoài khu công nghiệp. Phương pháp: phân tích nhân tố.

hưởng môi trường đầu tư. Biến độc lập: vị trí khu công nghiệp; địa điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nguồn nguyên liệu sản xuất; chính sách thu hút đầu tư

Nguyễn Thị Tường Anh (2013)

“Nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng thu hút đầu tư trực tiếp tại các tỉnh thành của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.

Sử dụng dữ liệu dạng bảng từ 2001-2010 tại 57 tỉnh thành Việt Nam. (Tổng cục thống kê, Cục xúc tiến đầu tư nước ngoài, Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng).

Phương pháp: hồi quy tuyến tính cổ điển theo phương pháp bình phương bé nhất OLS.

Biến phụ thuộc: khả năng thu hút FDI.

Biến độc lập: nhân tố thị trường; lao động; cơ sở hạ tầng; chính sách chính phủ; tác động tích lũy.

(Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu trong và ngoài nước)

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w