FDI chuyển giao công nghệ mớivà bí quyết

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (Trang 94)

- Về liên kết vùng: vị trí địa lý của Tỉnh nằm trong quy hoạch phát triển hành

3.1.2.FDI chuyển giao công nghệ mớivà bí quyết

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH

3.1.2.FDI chuyển giao công nghệ mớivà bí quyết

Trong Bảng 3.1, FDI có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thông qua việc chuyển giao công nghệ và bí quyết, tác động này có thể tích cực hoặc tiêu cực.Các công ty đa quốc gia thường được xem là các công ty có công nghệ phát triển cao hơn.Theo Borensztein et al.(1998), các công ty đa quốc gia đảm bảo gần như tất cả các chi phí về nghiên cứu và phát triển (R & D) trên thế giới. Ford cùng các cộng sự (2008) cũng xem xét các công ty đa quốc gia như một nguồn lực chính của sự phân tán công nghệ, do sự hiện diện của nó khắp nơi trên thế giới.

Tốc độ tăng trưởng của một quốc gia có thể được giải thích bởi tình trạng công nghệ được sử dụng. Ở các nước đang phát triển, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào công nghệ tiên tiến do các công ty đa quốc gia mang lại (Borensztein et al., 1998). Lim(2001) cho thấy rằng một trong những đóng góp quan trọng nhất của FDI là chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Loungani và Razin(2001) lập luận rằng việc chuyển giao công nghệ không thể mang lại lợi ích nếu chỉ thông qua các khoản đầu tư tài chính hoặc mua hàng hóa và dịch vụ. Theo Frindlay (1978), FDI là một cách để cải thiện tình hình kinh tế đất nước thông qua hiệu quả chuyển giao nhiều công nghệ tiên tiến được giới thiệu bởi các công ty đa quốc gia. Theo Saggi (2002) and Hermes and Lensink (2003), FDI được xem như một giải pháp chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, do chuyển giao công nghệ và trình độ, các công ty đa quốc gia đóng góp vào việc tăng năng suất doanh nghiệp trong nước. Theo Varamini và Vũ (2007), kết quả của chuyển giao công nghệ đã cải thiện hiệu suất các công ty trong nước, góp phần vào sự tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Công nghệ mới

từ các công ty đa quốc gia giúp giảm chi phí R & D của các công ty nhận được các công nghệ này.Điều này giúp cho các doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn nhờ giảm chi phí (Berthélemy và Démurger, 2000).

Chuyển giao công nghệ cho các nhà cung cấp nội địa từ các công ty đa quốc gia trên cơ sở tự nguyện để cải thiện sản phẩm cung cấp cho họ (Rodriguez-Clare, 1996). Những công nghệ mới được chuyển giao theo hình thức đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp các thông tin khác nhằm nâng cao chất lượng sản xuất và số lượng sản phẩm mà các công ty đa quốc gia mua (OECD, 2002). Nghiên cứu này cũng nói rằng các công ty đa quốc gia thường hỗ trợ cho các nhà cung cấp nội địa trong việc mua nguyên liệu và sản phẩm trung gian thậm chí trong việc cải thiện cơ sở vật chất.Tuy nhiên, trong các lĩnh vực hoạt động có thay đổi nhanh chóng về công nghệ, lợi ích chính mà các công ty đa quốc gia mang lại là những sản phẩm mới và các quy trình sản xuất mới (Blomstrom và Kokko, 1998). Kottaridi (2005) báo cáo liên kết đa quốc gia thành lập với các đơn vị nghiên cứu nội địa, chẳng hạn như các viện nghiên cứu của nhà nước và các trường đại học.

Phân tích tác động của chuyển giao công nghệ là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi.OECD (2002) cho rằng không nên có khoảng cách lớn về công nghệ giữa FDI với các doanh nghiệp trong nước do nghi ngờ về khả năng các doanh nghiệp trong nước tiếp thu hoặc sao chép các công nghệ mới của các công ty đa quốc gia. Một số nghiên cứu (ví dụ Berthélemy và Démurger, 2000; Zhang, năm 2001, Hermes và Lensink năm 2003; Makki và Somwaru, 2004; Khawar, 2005) cho thấy chuyển giao công nghệ từ công ty đa quốc gia cho nền kinh tế của các nước sở tại tác động tích cực khi mà nguồn nhân lực có khả năng tiếp thu, sử dụng các công nghệ và phương pháp mới. Barrios et al. (2004) nhấn mạnh rằng tác động FDI lên nền kinh tế của các nước sở tại có quan hệ trực tiếp đến các kỹ năng của lực lượng lao động, bởi vì nếu kỹ năng thấp thì các nước không thể đồng hóa và nhân rộng các kiến thức từ các công ty đa quốc gia. Lim (2001) và Ford et al. (2008) lập luận rằng:FDI có tác động mạnh, là nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng kinh tế hơn làtrình độ chuyên môn cao ở chính quốc gia đó. De Mello (1997) chỉ

ra rằng có một tỷ lệ thuận giữa thu nhập từ công nghệ, chuyển giao kiến thức và trình độ giáo dục của lực lượng lao động nước sở tại.

Theo lập luận nêu trên, các nước phát triển được hưởng lợi nhiều hơn từ FDI so với các nước kém phát triển và đang phát triển vì nguồn nhân lực của họ cao (Li và Liu, 2005). Tuy nhiên, Bende-Nabende et al. (2001) tìm thấy trường hợp cụ thể mâu thuẫn với ý kiến trên. Trong một nghiên cứu bao gồm bốn quốc gia châu Á, tác động của FDI là tích cực và quan trọng ở Philippines, Thái Lan trong khi đó tại Đài Loan và Nhật Bản, các nước phát triển với trình độ học vấn cao hơn lại phủ nhận điều đó. Nghiên cứu này dẫn đến cùng một kết luận với Sjöholm (1999): khoảng cách công nghệ lớn dẫn đến chuyển giao mạnh. Romer (1993) lại biện luận rằng việc chuyển giao công nghệ sẽ dễ dàng cho các doanh nghiệp nước sở tại, nơi mà khoảng cách công nghệ là rõ ràng. Do không có khoảng cách công nghệ, nên bất kỳ công nghệ mới đưa vào đất nước này sẽ được nhanh chóng được triển khai.Lý thuyết này cũng được chia sẻ bởi Pessoa (2007), trong đó nêu rằng tác động của chuyển giao công nghệ được nhiều chú ý hơn là khoảng cách trong việc sử dụng công nghệ giữa các công ty đa quốc gia và địa phương.

Ozturk (2007) cho biết thêm rằng, ngoài việc cần phải có một trình độ giáo dục nhất để đạt được những lợi ích từ chuyển giao mà FDI mang lại, các quốc gia đang phát triển cũng cần phải có những cơ sở hạ tầng phù hợp nhất định .

Thất bại trong việc tận dụng lợi thế của việc chuyển giao kiến thức cho các công ty trong nước cũng có thể được giải thích bởi các nguyên nhân khác. Sự thất bại này có thể là do ít hoặc không có tuyển dụng lao động trong nước cho các vị trí cao, và tính di chuyển thấp của người lao động từ các công ty đa quốc gia trong nước (Aitken và Harrison, 1999). Tuy nhiên, các tác giả cũng đề cập lý do khác cho sự thất bại đó là: giảm thầu phụ, thiếu R & D trong các công ty con và các ưu đãi để các công ty đa quốc gia chuyển giao công nghệ mà họ nắm giữ. De Mello (1997) cũng chỉ ra các yếu tố khác, chẳng hạn như: sự dễ dàng liên lạc giữa doanh nghiệp trong nước và công ty đa quốc gia.

Tuy nhiên, điều quan trọng để nhấn mạnh là tác động của chuyển giao công nghệ thực sự nhận thấy trong chính nền kinh tế của nước sở tại nếu công nghệ này là có liên quan đến một số doanh nghiệp hoặc các thành phần kinh tế (OECD 2002). Các bất ổn của việc đầu tư công nghệ liên quan đến các doanh nghiệp trong nước hiện tại có thể không có tác động tích cực cho tăng trưởng kinh tế (Berthélemy và Démurger, 2000) hoặc thậm chí có hại cho nền kinh tế của nước sở tại (Ram và Zhang, 2002). Những loại hình FDI khác nhau ảnh hưởng đến sự phát triển theo những cách khác nhau, vì bản chất của đầu tư là xác định ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế trong nước (Beugelsdijk et. Al, 2008). Các yếu tố như kích thước của lợi thế đa quốc gia, mức độ R & D mà đòi hỏi, và tiềm năng tăng trưởng của ngành ở nước sở tại có liên quan đến các tác động nó gây ra (Driffield, 2000). Sen (1998) cho rằng kỹ năng đặc biệt sử dụng trong công ty đa quốc gia, không đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.Tác động tích cực của FDI chỉ nhận thấy nếu có sự bổ trợ giữa FDI và đầu tư thực hiện hoặc khuyến khích ở nước sở tại (De Mello, 1997). Nó cũng được coi là một trở ngại cho những ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế đất nước nếu công nghệ này bao gồm chi phí cao, các sản phẩm được áp dụng không phù hợp với nền kinh tế địa phương và cường độcủa các yếu tố sử dụng có thể không có trong nền kinh tế (Dattaray et al., 2008).

Có thể giả định rằng tác động từ việc chuyển giao chỉ đạt được ở các nước đang phát triển hoặc kém phát triển. Tuy nhiên, Roy và Van den Berg (2006) chỉ ra rằng trong một quốc gia dẫn đầu về công nghệ như Hoa Kỳ (Mỹ), chuyển giao công nghệ từ FDI không phải là quan trọng. Tuy nhiên, theo họ phần lớn các nền kinh tế phát triển phụ thuộc các dòng chảy của công nghệ nước ngoài có nhiều tiến bộ hơn công nghệ của họ.

Omran và Bolbol (2003) cho thấy rằng FDI sẽ chỉ dẫn đến tăng năng suất ở nước sở tại có sự cạnh tranh giữa các công ty đa quốc gia và trong nước. Moran (1999) cho rằng FDI có hại cho sự tăng trưởng ở nước sở tại khi chủ đầu tư được bảo vệ khỏi sự cạnh tranh trong thị trường trong nước, với yêu cầu của công ty liên doanh và chuyển giao công nghệ. Một số nước đang phát triển áp đặt quy tắc chia sẻ công nghệ với các

công ty trong nước trong một nỗ lực để bù đắp sự thiếu điều kiện nội bộ mà khuyến khích chuyển giao (Nunnenkamp, 2004).

Tuy nhiên, chuyển giao công nghệ có thể mang lại tác động tiêu cực. Theo Vissak và Roolaht (2005), nước chủ nhà phụ thuộc vào công nghệ của các công ty đa quốc gia và các nước phát triển khác. Nghiên cứu này chỉ ra rằng bằng cách này, có thể có sự suy giảm lợi ích của doanh nghiệp trong nước do sản xuất bằng công nghệ mới. Sen (1998) cho biết thêm rằng các công ty đa quốc gia có thể dành lợi thế công nghệ so với các công ty nội địa.Tác giả này cũng lưu ý rằng các công ty đa quốc gia có cùng mục đích là chuyển giao công nghệ không phù hợp làm cho các công ty nội địa phụ thuộc vào công nghệ của các công ty đa quốc gia.

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (Trang 94)