- Về liên kết vùng: vị trí địa lý của Tỉnh nằm trong quy hoạch phát triển hành
GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH
5.6.7. Giải pháp về xúc tiến thương mại địa phương
Tiếp tục đẩy mạnh chương trình quảng bá hình ảnh địa phương và các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư của tỉnh, giới thiệu môi trường đầu tư, các dự án kêu gọi đầu tư bằng hình thức giới thiệu qua các Brochure, internet, đĩa VCD, trên các Báo và tạp chí trong nước (Forum, Báo đầu tư, Kinh tế sài Gòn, Thời báo Kinh tế Việt Nam,...) để phục vụ cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Thường xuyên giới thiệu, quảng bá về hình ảnh của tỉnh, tiềm năng, lợi thế của tỉnh, lợi thế phát triển công nghiệp hóa chất, du lịch, đặc biệt là tiềm năng phát triển hệ
hưởng lan tỏa tích cực của nó đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Cần bổ sung thêm trong quy hoạch phát triển KTXH của Tỉnh, bên cạnh ngành mũi nhọn như công nghiệp hóa chất, hệ thống cảng biển phải gắn với hệ thống tài chính phát triển, phải có quy hoạch phát triển mạnh ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thị trường…
tạo hình ảnh của Tỉnh như là điểm đến lý tưởng về đầu tư. Giới thiệu về tình hình KTXH của Tỉnh, những thông tin về quy hoạch tổng thể, định hướng phát triển KTXH trong những năm tới. Chú trọng hỗ trợ tối đa những nhà đầu tư hiện hữu để quảng bá về tiềm năng, cơ hội đầu tư trên địa bàn Tỉnh cho các nhà đầu tư tiềm năng khác; công khai quy hoạch chi tiết các khu chức năng, đặc biệt về du lịch, nuôi trồng chế biến thủy sản … có nhu cầu kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Trung tâm xúc tiến Đầu tư – Thương mại – Dịch vụ Trà Vinh kết hợp với các Trung tâm cùng cấp ở Bến Tre, Vĩnh Long, TP.Hồ Chí Minh…tổ chức hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư thương mại với quy mô lớn, tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để tiếp cận các nhà đầu tư, tìm kiếm cơ hội giao thương, đầu tư; kêu gọi đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến nông, thủy sản, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng, khu thương mại, vận động mở rộng đầu tư đối với nhà đầu tư đã và đang hoạt động.
Củng cố và mở rộng thị trường truyền thống: ASEAN, EU, Nga…, phát triển thị trường Mỹ, Nhật Bản, đặc biệt là thị trường các nước chung biên giới như Trung Quốc, Lào, Campuchia, giảm sự tập trung quá lớn vào một vài thị trường, tạo bạn hàng lâu dài về những mặt hàng chủ yếu, giảm thị trường trung gian.
Doanh nghiệp cần tham gia hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế, trưng bày và giới thiệu sản phẩm, thiết kế logo sản phẩm để gây ấn tượng thu hút khách hàng. Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, chào hàng, khuyến mãi, thực hiện tốt chế độ hậu mãi, tổ chức tốt hội nghị khách hàng.
Doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng đạt chuẩn chất lượng quốc gia hoặc chuẩn chất lượng quốc tế như: ISO 9000, 9001, 9002, ISO 14.000, HACCP, TQM, GMP để sản phẩm đứng được trên thị trường nội địa và quốc tế.
Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, rà soát, phân loại dự án FDI đã được cấp phép, có biện pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư về các vấn đề như chính sách thuế, mặt bằng sản xuất, chính sách hướng xuất khẩu…tạo hình ảnh tốt, môi trường thân thiện đối với các nhà đầu tư hiện hữu cũng như các nhà đầu tư triển vọng. Kiên quyết thu hồi giấy phép đầu tư của những dự án không triển vọng để dành địa điểm cho những nhà đầu tư khác.