FDI và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (Trang 99)

- Về liên kết vùng: vị trí địa lý của Tỉnh nằm trong quy hoạch phát triển hành

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH

3.1.4. FDI và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu

FDI đóng góp vào sự hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu của nước sở tại, đặc biệt là thông qua các dòng chảy tài chính nhận được từ nước ngoài (OECD, 2002).Mối quan hệ này đã được Mencinger (2003) chứng minh, hội nhập thị trường quốc tế tạo ra tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mở cửa nhờ vào FDI (Barry, 2000). Blomstrom and Kokko (1998) giải thích rằng: “hội nhập kinh tế toàn cầu,các doanh nghiệp trong nước có thể tiếp thu những kiến thức tiên tiến từ các công ty đa quốc gia”. Rõ ràng là các công ty đa quốc gia có vốn hiểu biết rộng về quốc tế hoá bởi vì họ đã từng trải qua quá trình này.Các lợi thế cạnh tranh chính của các công ty đa quốc gia là sự tinh thông về marketing, thiết lập mạng lưới, tạo ra và phát triển hành lang quốc tế. Giao thiệp với

doanh nghiệp trong nước có thể học tập cách thức hoạt động của mạng lưới đó hoặc tích hợp chúng.

Tri thức được chuyển đến các doanh nghiệp trong nước thực hiện bằng nhiều cách: Blomstrom và Kokk (1998) cho rằng các doanh nghiệp trong nước có thể trở thành nhà cung cấp cho các công ty đa quốc gia hoặc nhà thầu thứ cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Hợp tác với các thương hiệu đa quốc gia cũng rất hữu ích để sử dụng các kênh của thương hiệu đã được thành lập trên thị trường quốc tế (Zhang, 2001a). Đây sẽ là kinh nghiệm đầu tiên trên thị trường quốc tế phục vụ cho xuất khẩu sản phẩm với thương hiệu của riêng mình (Moran, 1999).

Một hình thức khác của hội nhập thị trường quốc tế của các doanh nghiệp trong nước là thông qua chiến lược của các công ty đa quốc gia. Các doanh nghiệp trong nước có thể theo các công ty đa quốc gia đến nhiều thị trường khác nhau. Thậm chí có thể thay thế các nhà cung ứng khác,các công ty con của công ty đa quốc gia ở những quốc gia khác (OECD, 2002). Ford et al.(2008) khẳng định rằng: “các công ty đa quốc gia có xu hướng bao quát các nhà cung cấp trong mạng lưới quốc tế”. Vì thế các doanh nghiệp trong nước nên tham gia vào thương mại toàn cầu bằng cách thiết lập mối quan hệ với các đơn vị quốc tế khác. Nghiên cứu của OECD (2002) đề cập đến các hiệp hội thương mại mà công ty đa quốc gia là thành viên. Các hiệp hội là nguồn lực quan trọng để truyển đạt kiến thức về thị trường thế giới, trao đổi kinh nghiệm.

Tuy nhiên, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu nhờ vào FDI cũng có thểtác động tiêu cực đối với nước sở tại.Mecinger (2003) cho rằng FDI tác động đối với hàng nhập khẩu nhiều hơn so với xuất khẩu, điều đó ảnh hưởng đến cán cân thanh toán. Tác động mạnh của FDI đối với nhập khẩu là do các công ty đa quốc gia có nhu cầu rất lớn của hàng hóa và nguyên liệu mà ở nước sở tại không thể đáp ứng được. Trên thực tế, FDI gây ra những hệ quả tiêu cực khác, như: tác động đến cán cân thanh toán,...Theo các nghiên cứu của OECD (2002); Hansen và Rank (2006); Ozturk (2007),...trong giai đoạn dòng vốn FDI chảy vào thấp nhưng lại có dòng lợi nhuận chảy ra do các công ty đa quốc gia chuyển lợi nhuận về nước, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân thanh

toán. Sohinger và Harrison (2004) cho rằng giá trị nhận được từ FDI là hiệu số giữa dòng vốn chảy vào và lợi nhuận chuyển đi.

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w