Cơ cấu nghề nghiệp được đào tạo

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (Trang 36)

e. Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế

1.4.3.2. Cơ cấu nghề nghiệp được đào tạo

Đào tạo nghề thể hiện tiềm năng của lực lượng lao động trong một thời kỳ xác định của quốc gia, địa phương, ngành, doanh nghiệp hay tổ chức. Nguồn nhân lực, về lượng, bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động và có khả năng tham gia lao động theo quy định pháp luật của từng quốc gia (ở Việt Nam hiện là từ 15 đến 60 tuổi đối với nam và từ 15 đến 55 tuổi đối với nữ). Chất của nguồn nhân lực thể hiện thông qua trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và sức khỏe của người lao động.

Nguồn nhân lực là một yếu tố thu hút đầu tư vì chính lao động tạo ra giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa dịch vụ là mục đích cùng kết quả của quyết định đầu tư.

Nguồn nhân lực là một tiềm năng mà nhà đầu tư muốn khai thác. Mức độ thành thạo và nhất là đạo đức của người lao động tác động đến môi trường đầu tư. Theo quan điểm của Nhật Bản, đạo đức (ý thức tổ chức kỷ luật, sự tâm huyết và trung thành với công việc, tinh thần sẵn sàng hợp tác) của người lao động tạo nên môi trường, không khí lao động ổn định và cầu tiến và họ xem đó là yêu cầu đầu tiên khi xét tuyển lao động. Nguồn nhân lực phong phú và có chất lượng cao luôn hấp dẫn nhà đầu tư.

Nguồn nhân lực tác động trực tiếp đến hiệu quả đầu tư, bởi người lao động quyết định năng suất lao động, chi phí sản xuất (tiêu hao nguyên vật liệu, khả năng tận dụng thiết bị, phương tiện…). Tiềm năng nhân lực dồi dào, chất lượng cao luôn đảm bảo hiệu quả và hấp dẫn nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w