Về văn hóa và môi trường sống

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (Trang 41)

e. Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế

1.4.9. Về văn hóa và môi trường sống

Từ truyền thống biểu hiện những di sản văn hóa, xã hội truyền từ đời này qua đời khác và được lưu giữ lâu dài. Truyền thống được thể hiện trong các định chế xã hội, chuẩn mực của hành vi, các giá trị tư tưởng, phong tục tập quán và lối sống. Văn hóa là một hệ thống những chuẩn mực giá trị tinh thần của dân tộc, thể hiện dưới muôn vẻ sắc

thái trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những chuẩn mực đó được thể hiện trong lý tưởng sống, lao động, tri thức, học vấn và trong lối sống. Truyền thống văn hóa có hai thứ lớp chủ yếu: nhân cách, bao gồm luân lý, đạo đức với những quan niệm về giá trị xã hội của từng tộc người trong từng vùng và lối sống thể hiện những nét sinh hoạt tinh thần như tín ngưỡng, lễ hội, văn học nghệ thuật…

Truyền thống văn hoá tác động tích cực tới môi trường đầu tư như chủ nghĩa yêu nước có nguồn gốc sâu xa từ ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân-gia đình-làng xã-tổ quốc, thể hiện ý chí và hành động của con người trước sự phồn vinh của dân tộc, trong đó có từng thành viên, từ đó kích thích lao động tích cực, sáng tạo, tạo thuận lợi hình thành đội ngũ lao động chất lượng cao. Truyền thống dân chủ làng xã tạo thuận lợi cho tính gắn kết cộng đồng đảm bảo ổn định chính trị; truyền thống cần cù, chịu thương chịu khó, giỏi chịu đựng gian khổ. Họ quan tâm đến kỹ năng chuyên môn, trình độ thành thạo trung bình của người lao động được đánh giá là cần cù, dễ thích nghi với công việc, có khả năng đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư.

Các truyền thống, tập quán lạc hậu cản trở việc thu hút vốn đầu tư. Sự yếu kém trong phát triển ý thức cá nhân, khi hòa tan vào cộng đồng dẫn đến sự lãnh đạm, ỷ lại, thiếu trách nhiệm xã hội, sinh ra nạn cục bộ, bè phái, vun vén cá nhân, có thể gây mất ổn định về chính trị xã hội. Việc không quen nhìn xa trông rộng, chủ nghĩa tình cảm, chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa quan liêu gia trưởng, kém phát triển tư duy lý luận, tôn sùng tư tưởng sống lâu lên lão làng đang cản trở việc tiếp thu khoa học - công nghệ. Nếp sống theo lệ làng cản trở sự hình thành ý thức pháp luật và xu thế hòa nhập vào môi trường bên ngoài. Những quy định tùy tiện của địa phương có thể dẫn đến sai lầm nghiêm trọng, làm rối loạn trật tự xã hội.

Theo nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu và kinh doanh nước ngoài những truyền thống đã ăn sâu, bám rễ vào cách sống, nếp nghĩ của mỗi con người. Dù công cuộc đổi mới có thay đổi rõ bộ mặt của nhiều vùng nông thôn, những cơ sở kinh tế - xã hội mới dần được xác lập và củng cố, tâm lý cũ vẫn tiếp tục tồn tại khá chắc.

Thu nhập bình quân đầu người thể hiện mức sống của người dân; hệ thống y tế, giáo dục, môi trường và chi phí sinh hoạt giúp đánh giá chất lượng sống của người dân. Các nhân tố ấy, ngày nay trở thành mục tiêu, động lực của sự phát triển và ảnh hưởng tích cực tới khả năng thu hút đầu tư khi các giá trị tích cực của truyền thống văn hóa được phát huy. Những rào cản trong thu hút đầu tư được giảm thiểu khi những di tồn của truyền thống văn hóa ấy được khắc phục dần.

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w