FDI và sự hình thành nguồn lực

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (Trang 98)

- Về liên kết vùng: vị trí địa lý của Tỉnh nằm trong quy hoạch phát triển hành

3.1.3.FDI và sự hình thành nguồn lực

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH

3.1.3.FDI và sự hình thành nguồn lực

Kênh thứ hai mà FDI có thể ảnh hưởng đến tăng trường kinh tế của nước chủ nhà là sự hình thành nguồn nhân lực hoặc nguồn lao động. Kênh này không những tác động tích cực mà còn có những tác động tiêu cực.

Theo Ozturk (2007), FDI thúc đẩy phát triển kinh tế tại nước chủ nhà bằng cách tăng hiệu quả năng lực sản xuất thông qua việc cải thiện lực lượng lao động nhờ đào tạo. Zhang (2001a) cho rằng FDI là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế vì nó mang theo tri thức trong các phương thức sản xuất,quản lý và người lao động có tay nghề cao. Theo De Mello (1999), FDI mở mang tri thức của người lao động bằng cách mở các lớp đào tạo giới thiệu các phương pháp mới và áp dụng các phương pháp đó vào thực tiễn sản xuất.

Một cách để nâng cao nguồn nhân lực của nước chủ nhà là thông qua tri thức mà người lao động nhận được trong suốt quá trình quan sát các hoạt động mới được phát triển trong các công ty đa quốc gia (Loungani and Razin, 2001 and Alfaro et al., 2004). Như đã được đề cập, FDI áp dụng công nghệ mới ở nước chủ nhà và nhờ đó mà người lao động có thể sử dụng chúng. Theo OECD (2002), các công ty đa quốc gia có nguồn nhân lực được đào tạo lớn hơn các công ty địa phương. Điều này được giải thích bởi việc sử dụng công nghệ mớivà phương pháp mà người lao động địa phương không thể

chiếm ưu thế và hạn chế việc sử dụng chúng. Khoá đào tạo của các công ty đa quốc gia có ảnh hưởng đến nền kinh tế cả nước. Hanson (2001) cho rằng các công ty địa phương sẽ thuê công nhân được đào tạo bởi các công ty đa quốc gia. Lim (2001) cho biết thêm rằng: nhiều nhân viên sử dụng kiến thức mới để tạo ra các công ty riêng và sau đó họ sẽ truyền kiến thức cho người lao động ở công ty của họ. Theo OECD(2002): “các công ty đa quốc gia chịu trách nhiệm hoàn thiện công tác đào tạo của nước chủ nhà, bởi vì để chứng minh cho chính quyền địa phương cần có nguồn lao động có tài và năng lực chuyên môn.”

Liên quan đến lực lượng lao động, hệ quả tiêu cực từ dòng vốn FDI do sử dụng công nghệ cao,các công ty đa quốc gia có nhu cầu lao động ít hơn so với các công ty địa phương, dẫn tới sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp (OECD, 2002). Một vấn đề khác, các công ty địa phương cảm nhận sự hỗ trợ của chính quyền địa phương giảm xuống theo Ford et al. (2008).Tác giả chỉ ra những trường hợp chính quyền địa phương cho rằng các công ty đa quốc gia là một nguồn đào tạo và do đó làm tăng mức độ giáo dục trong nước, nếu chính quyền giảm chi tiêu công trong lĩnh vực này, làm giảm thiểu tác động của đào tạo nguồn nhân lực. Một hệ quả khác được ghi nhận là người lao động có trình độ cao có thể rời bỏ đất nước vì không có các hoạt động R&D như ở nước phát triển (Vissak và Roolaht, 2005).

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (Trang 98)