Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (Trang 149)

- Về liên kết vùng: vị trí địa lý của Tỉnh nằm trong quy hoạch phát triển hành

GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH

5.1.2. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoà

Trong những năm qua, đầu tư gián tiếp của nước ngoài vào Việt Nam còn nhiều hạn chế, chủ yếu là dưới các hình thức viện trợ và cho vay của Chính phủ các nước phát triển và các tổ chức tài chính quốc tế. Các hình thức cho vay thương mại và đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu còn rất hạn chế do sự kiểm soát chặt chẽ của Việt Nam đối với các thị trường tài chính, tiền tệ cùng với những yếu kém của các thị trường này đang trong quá trình định hình. Tuy vậy, với sự đổi mới đáng kể về chính sách thu hút vốn đầu tư, các hình thức đầu tư nước ngoài gián tiếp vào Việt Nam đã có cơ hội phát triển, đặc biệt từ khi Chính phủ nới lỏng những quy định đối với đầu tư gián tiếp nước ngoài và xu thế cải cách thị trường tài chính theo yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. Trong thời gian tới, nhiều chuyên gia tài chính dự báo, sẽ có một luồng lớn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) thông qua nhiều kênh khác nhau, trong đó có các quỹ đầu tư đổ vào Việt Nam.

Làn sóng FPI đầu tiên vào Việt Nam xuất hiện khi một số quỹ đầu tư nước ngoài như Vietnam Lazard Fund, Templeton Vietnam và Beta Fund được thành lập ở Việt Nam, với số vốn huy động trên 700 triệu USD. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á (năm 1997), phần lớn các quỹ đầu tư đã rút khỏi Việt Nam, chỉ còn duy nhất Quỹ Vietnam Enterprise Investment Fund (VEIL) do công ty Dragon Capital (Anh) quản lý. Làn sóng FII được khởi động lại từ năm 2002, khi những nhà đầu tư từ nước ngoài nhìn thấy cơ hội kinh doanh lớn từ quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước của Việt Nam, với sự xuất hiện của Quỹ Mekong Enterprise Fund, với số vốn 18.5 triệu USD. Từ đó đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận thêm hơn 10 quỹ, với tổng số vốn đã vượt qua con số 1 tỷ USD, trong đó Quỹ Vietnam Holding có số vốn 112 triệu USD, với 60% được huy động từ các nhà đầu tư Thụy Sĩ.

Hiện nay làn song đầu tư gián tiếp vào Việt nam có xu hướng tăng trở lại sau khủng hoảng kinh tế 2008, rất nhiều quỹ đầu tư nước ngoài đã và đang tăng quy mô vốn hoạt động tại Việt Nam như: Dragon Capital, Mekong Capital, Vina Capital, Vietnam Holdings,…

Với việc thành lập các quỹ đầu tư tại Việt Nam, trong thời gian gần đây, số nhà đầu tư nước ngoài (cá nhân và tổ chức) đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam đang tăng nhanh, bình quân một tháng, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) cấp thêm mã số giao dịch cho khoảng trên 100 nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (Trang 149)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w