FDI và sự cạnh tranh

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (Trang 101)

- Về liên kết vùng: vị trí địa lý của Tỉnh nằm trong quy hoạch phát triển hành

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH

3.1.5. FDI và sự cạnh tranh

Theo Lee và Tcha (2004), FDI đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện các yếu tố sản xuất và tích lũy vốn ở nước sở tại. Sự có mặt của các công ty đa quốc gia làm tăng cung trên thị trường của nước sở tại, do đó doanh nghiệp trong nước muốn duy trì thị phần của mình cần tham gia vào cạnh tranh (Pessoa, 2007). Tuy nhiên, quá trình cạnh tranh gia tăng cũng có thể có tác động tiêu cực.

Sự cạnh tranh làm tăng chi đầu tư và phát triển của các doanh nghiệp nội địa.Trong một số trường hợp, doanh nghiệp trong nước tận dụng sự cải tiến để đạt được thị phần nhiều hơn và cũng trở thành nhà cung cấp đa quốc gia (Blomstrom và Kokko, 1998). Các công ty nội địa buộc phải cải tiến công nghệ và phương pháp để đối mặt với sự cạnh tranh áp đặt bởi công ty đa quốc gia (Driffield, 2000; Varamini và Vũ, 2007). Như vậy, doanh nghiệp trong nước có xu hướng đầu tư vào thiết bị và nhân viên của mình (De Mello, 1997). FDI thường được xem như là một cách để tăng cường cạnh tranh nội bộ của một quốc gia. Điều này gây ra sự gia tăng năng suất, giá cả thấp hơn và phân bổ hiệu quả hơn các nguồn lực (Pessoa, 2007). Ngoài ra các nghiên cứu của OECD (2002) nói rằng FDI có khả năng tăng áp lực cạnh tranh ở nước sở tại và sự gia tăng này ngày càng tăng lên khi thị trường mở cửa. Các hiệu ứng này có liên quan trực tiếp đến sự cạnh tranh hiện có trên thị trường và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp trong nước.

Nhưng sự cạnh tranh gia tăng bởi FDI không chỉ có tác động tích cực đối với nước chủ nhà. Trong thực tế, nếu trường hợp thị trường được bảo hộ cao,các công ty đa quốc gia sẽ sử dụng ảnh hưởng của mình với chính quyền địa phương để duy trì tình trạng này. Bằng cách này, các công ty đa quốc gia giữ vị trí thị trường của họ, không phải đối mặt với sự gia tăng khả năng của nước chủ nhà và nguồn cung. Điều này sẽ duy trì việc sử dụng các nguồn lực hiện có và không thúc đẩy phát triển thông qua cạnh tranh(Loungani và Razin, 2001). Zhang (2001b) và Ram và Zhang (2002) lập luận rằng

cạnh tranh gia tăng do FDI chắc chắn dẫn đến việc đóng cửa một số doanh nghiệp trong nước, điều này có thể làm suy giảm cạnh tranh. Để đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các công ty đa quốc gia, các công ty trong nước có thể hợp nhất lại để gia tăng sức mạnh và đạt lợi nhuận mong muốn, theo cách này cạnh tranh sẽ giảm (Loungani và Razin, 2001).

Các yếu tố khác liên quan đến FDI có thể dẫn đến sự đóng cửa của các công ty nội địa, Hanson (2001) và Zhang (2001b) cho rằng sự gia tăng thu nhập trong nền kinh tế quốc gia là không công bằng cho tất cả doanh nghiệp trong nền kinh tế: các công ty đa quốc gia tăng thu nhập nhưng biện minh cho việc gia tăng thu nhập quốc gia, còn các doanh nghiệp trong nước phải chịu suy giảm thu nhập, đến một giới hạn nào đó bị đóng cửa. Sahoo và Mathiyazhagan (2003) đề cập đến khả năng xuất hiện tình trạng độc quyền nhóm các công ty đa quốc gia dẫn đến sự biến mất của các doanh nghiệp trong nước. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và các công ty đa quốc gia còn xảy ra đối với nguồn nhân lực. Theo Sylwester (2005), các công ty đa quốc gia dễ dàng thu hút người lao động tay nghề cao nhờ vào sức mạnh kinh tế của mình, điều này cản trở các doanh nghiệp trong nước thu hút người lao động. Vissak và Roolaht (2005) lập luận rằng để thu hút FDI chính quyền địa phương phải chi tiêu nhiều hơn, kết quả là cắt giảm chi tiêu công khác. Những doanh nghiệp trong nước có quy mô nhỏ phụ thuộc vào chính phủ như được hưởng trợ cấp của chính phủ sẽ bị giảm bớt hoặc thậm chí bị hủy bỏ.

Cuối cùng, một hệ quả khác được ghi nhận bởi một số nghiên cứu là cạnh tranh trong tiếp cận tín dụng có thể mang lại hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế của nước sở tại. Các công ty đa quốc gia có xu hướng được tài trợ một phần bởi thị trường tài chính ở nước sở tại. Việc gia tăng nhu cầu tài chính trong nước dẫn đến tăng chi phí tín dụng và thay đổi tín dụng (Lim, 2001; Carkovic và Levine, 2002; Sylwester, 2005). Công ty đa quốc gia được tài trợ trong nước sở tại sẽ gây khó khăn cho các công ty nội địa vay vốn(Chakraborty và Basu,2002). Sự cạnh tranh này có thể làm cho một số doanh nghiệp trong nước không thể tiếp cận các khoản đầu tư cần thiết thậm chí các khoản vay duy trì hoạt động,cuối cùng dẫn đến phá sản, giải thể.

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w