Nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (Trang 25)

Nguồn vốn này hình thành chủ yếu từ khấu hao tài sản cố định và tích lũy lợi nhuận để đầu tư theo chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp.

Xu hướng này phù hợp với sự chuyển đổi kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, theo đó, Nhà nước rút dần vai trò đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, chỉ chủ yếu tạo nguồn vốn mồi, đầu tư vào những lĩnh vực, những vùng mà tư nhân cùng nước ngoài không muốn hoặc không thể đầu tư. Đồng thời cũng chứng tỏ sự lớn mạnh nhanh chóng của các thành phần kinh tế khác.

2/. Nguồn vốn đầu tư từ nền kinh tế a. Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng

Các TCTD có thể dùng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế và dân cư hay nguồn vốn nhận ủy thác để tài trợ trực tiếp các dự án đầu tư có hiệu quả, thường là tài trợ trung dài hạn. Các TCTD còn có thể dùng một phần vốn chủ sở hữu của mình để tài trợ gián tiếp các dự án đầu tư thông qua việc mua các chứng khoán – có hay không có tham gia quản lý. Ở Việt Nam, trước mắt, nguồn này chưa dồi dào khi mức tự tích lũy từ nền kinh tế còn thấp và chính sách tiền tệ đa mục tiêu hiện hành chưa khuyến khích tiền gửi trung dài hạn. Nguồn vốn này thường dành cho những dự án đầu tư, phục vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế.

Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, nguồn vốn này chưa chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng nơi lợi ích xã hội giữ vai trò trọng tâm.

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w