Trang 22
Tổ chức công tác KTQT và thiết lập hệ thống BC KTQT tại công ty TNHH N.G.V
1.4.3.1. Trung tâm trách nhiệm và việc đánh giá trách nhiệm quản lý
Kế toán trách nhiệm là hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin có thể kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị, nhằm nắm bắt tình hình kiểm soát và sử dụng chi phí của từng bộ phận.
Thông tin có thể kiểm soát của một bộ phận là các thông tin về doanh thu, chi phí, vốn đầu tư mà nhà quản lý của bộ phận đó có thể đưa ra những quyết định tác động lên nó.
Thông tin có thể kiểm soát cụ thểđối với từng nhà quản trị phụ thuộc vào trách nhiệm quản lý của nhà quản trịđó.
Trung tâm trách nhiệm: trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong tổ
chức mà các nhà quản trị của nó chịu trách nhiệm về hiệu quả và chi phí hoạt
động của bộ phận do mình phụ trách. Có 4 loại trung tâm trách nhiệm: - Trung tâm chi phí
o Trung tâm chi phí là một bộ phận mà các nhà quản trị của nó chỉ được quyền ra quyết định đối với chi phí phát sinh trong bộ
phận đó.
o Thành quả của trung tâm chi phí thường được đánh giá bằng việc so sánh chi phí thực tế với chi phí dự toán và phân tích các chênh lệch.
- Trung tâm doanh thu
o Trung tâm doanh thu là một bộ phận mà các nhà quản trị của nó chỉ được quyền ra quyết định đối với doanh thu phát sinh trong bộ phận đó.
o Thành quả của các trung tâm doanh thu thường được đánh giá bằng việc so sánh doanh thu thực tế với doanh thu dự toán và phân tích các chênh lệch.
Trang 23
Tổ chức công tác KTQT và thiết lập hệ thống BC KTQT tại công ty TNHH N.G.V o Trung tâm lợi nhuận là một bộ phận mà các nhà quản trị của nó
được quyền ra quyết định đối với lợi nhuận đạt được trong bộ
phận đó.Do lợi nhuận bằng doanh thu trừ chi phí, nên các nhà quản trị trung tâm lợi nhuận có trách nhiệm cả về doanh thu và chi phí phát sinh ở bộ phận đó.
o Thành quả của trung tâm lợi nhuận thường được đánh giá bằng việc so sánh các dữ liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh thực tế
với các dữ liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh dự toán tổng thể và dự toán linh hoạt.
- Trung tâm đầu tư
o Trung tâm đầu tư là một bộ phận mà nhà quản trị được quyền ra quyết định đối với lợi nhuận và vốn đầu tư của đơn vịđó. o Thành quả của các trung tâm đầu tư thường được đánh giá bằng
việc sử dụng các thước đo: Tỉ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI), Lợi nhuận còn lại (RI)
1.4.3.2. Định giá sản phẩm chuyển giao
Sản phẩm chuyển giao là sản phẩm được chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác. Nói cách khác là sản phẩm chuyển giao là sản phẩm đầu ra của một phận và là sản phẩm đầu vào cho một bộ phận khác cùng công ty.
Mục tiêu của giá chuyển giao là nhằm xác định chi phí là lợi nhuận ở
mỗi phòng ban khi có sự tiêu thụ chéo các sản phẩm của nhau vì trên bình diện toàn công ty thì không có doanh thu tăng thêm hoặc chi phí tăng thêm: Tuy nhiên trên khía cạnh hoạt động của mỗi phòng ban việc xác định lợi nhuận cần được xác định cả giá chuyển giao để tính đúng tính đủ cho hoạt
động của họ.
Có 3 phương pháp định giá sản phẩm chuyển giao: - Phương pháp định giá sản phẩm chuyển giao theo chi phí
Với phương pháp này chỉ có bộ phận nhân chuyển giao sau cùng mới xác định được kết quả kinh doanh và nó không khuyến khích các bộ
Trang 24
Tổ chức công tác KTQT và thiết lập hệ thống BC KTQT tại công ty TNHH N.G.V phận chuyển giao kiểm soát tốt chi phí và cuối cùng cũng không có căn cứđể ra quyết định chuyển giao sản phẩm.
- Phương pháp định giá sản phẩm chuyển giao theo giá thị trường
Phương pháp này được coi là tốt nhất vì nó thể hiện được lợi nhuận
đầy đủ ở các bộ phận khác nhau. Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi tuân
o Bộ phận mua phải mua của bộ phận bán trong nội bộ khi bộ
phận bán đáp ứng được các điều kiện của giá mua ngoài và muốn bán nội bộ
o Nếu bộ phận bán không đáp ứng được tất cả các điều kiện của giá mua ngoài thì bộ phận mua được tự do mua ngoài
o Bộ phận bán được tự do từ chối bán nội bộ nếu như muốn bán ra bên ngoài.
- Phương pháp định giá sản phẩm chuyển giao theo giá thương lượng. Trong nhiều trường hợp các bộ phận trong công ty tự thương lượng giá chuyển giao thấp hơn giá thị trường. Ví dụ, chi phí bán hàng và chi phí quản lý có thể cắt giảm bớt khi chuyển giao nội bộ, số lượng chuyển giao nội bộ đủ lớn để thực hiện chiết khấu thương mại ngoài ra giá chuyển giao cũng có thể được thương lượng khi sản phẩm chuyển giao được sản xuất từ năng lực sản xuất nhàn rỗi.