1.4.2.1. Phân loại chi phí
Dựa vào yêu cầu quản trị chi phí và các tiêu thức phân bổ khác nhau, chi phí được phân loại và tập hợp theo các đối tượng khác nhau.
Trang 19
Tổ chức công tác KTQT và thiết lập hệ thống BC KTQT tại công ty TNHH N.G.V o Chi phí sản xuất: Gồm chi phí ban đầu như nguyên vật liệu, nhân
công trực tiếp và chi phí chuyển đổi gồm chi phí chung của nhà xưởng (chi phí sản xuất chung) và chi phí nhân công quản lý. o Chi phí ngoài sản xuất: Gồm các chi phí không liên quan đến quá
trình sản xuất ra sản phẩm mà liên quan đến việc điều hành và kinh doanh doanh sản phẩm, bao gồm: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Theo các mục tiêu quản trị, cách phân loại chi phí như sau: o Phân loại theo sự biến đổi chi phí:
Chi phí khả biến là chi phí thay đổi cùng với thay đổi của khối lượng hoạt động theo tỉ lệ. Khi khối lượng hoạt động tăng, chi phí khả biến tăng theo, và ngược lại, khi khối lượng hoạt động giảm chi phí khả biến sẽ giảm theo.
Chi phí bất biến: không thay đổi cùng với sự thay đổi của khối lượng hoạt động. Chi phí bất biến tính trên bình quân hoạt động thì có quan hệ tỉ lệ nghịch với khối lượng hoạt
động.
Chi phí bậc thang: là chi phí chỉ thay đổi khi khối lượng hoạt động tăng ở một mức nhất định chứ không tăng theo tỷ
lệ.
Chi phí bán khả biến là chi phí vừa có thể cốđịnh ở mức độ
hoạt động nhưng ngoài mức độ hoạt động đó lại tăng hoặc giảm theo tỷ lệ hoạt động.
o Phân loại theo tính chất chi phí:
Chi phí trực tiếp: chi phí cấu thành sản phẩm, gắn liền với một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định đã hoàn thành.
Chi phí gián tiếp: liên quan đến nhiều sản phẩm, không làm tăng giá trị sản phẩm.
Trang 20
Tổ chức công tác KTQT và thiết lập hệ thống BC KTQT tại công ty TNHH N.G.V
Chi phí kiểm soát và chi phí không kiểm soát: một chi phí mà các trưởng bộ phận có thể tác động để làm thay đổi nó là chi phí kiểm soát.
1.4.2.2. Báo cáo tác động của các biến động trong tổng chi phí
Với bất kỳ loại chi phí nào, việc tập hợp chi phí và đưa ra báo cáo dưới dạng quá trình lịch sử luôn được coi là việc tối cần thiết. Trên cơ sở
những thay đổi của chi phí trong quá trình hoạt động, nhà quản trị có thể hiểu
được ảnh hưởng của các tác động đến sự thay đổi đó và ảnh hưởng của những thay đổi trong chi phí đến toàn bộ sự hoạt động của doanh nghiệp.
Một ví dụ về báo cáo hiệu suất hoạt động Hoạt động của phòng kinh doanh:
Bảng 1.1: Ví dụ về báo cáo hiệu suất chi phí
Chi tiêu Quí 1 Quí 2 Quí 3 Quí 4 Cả năm 2008
Doanh số 4.500 3.800 4.200 6.000 18.500 Chi phí hoạt động 1.200 900 1.300 1.500 4.900 Hiệu suất chi phí 3,75 4,22 3,23 4,00 3,78
Báo cáo trên cho thấy dù doanh số đạt được thấp nhưng phòng kinh doanh đã hoạt động với chi phí thấp và tỷ lệ doanh thu/chi phí đạt 4.2 lần. Tất nhiên tỷ lệ này dù có cao song tổng doanh sốđạt được thấp sẽảnh hưởng
đến nhiều hoạt động khác. Việc phân tích nguyên nhân dẫn đến hiệu suất chi phí tăng cao này có thể đem lại thông tin cho việc hoạch định trong tương lai, một mặt làm tăng hiệu suất chi phí cho thời gian tới, mặt khác khắc phục nguyên nhân gây sụt giảm doanh số trong quý 2.
1.4.2.3. Báo cáo giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là tập hợp giá các yếu tố sản xuất để hình thành nên sản phẩm. Giá thành là cơ sở hình thành giá bán của sản phẩm. Giá thành còn thể hiện được năng lực sản xuất của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Với sản phẩm tương đương, doanh nghiệp nào sản xuất được với giá thành thấp hơn thường lợi thế hơn trong các chiến lược kinh doanh của mình. Do vậy, việc kiểm soát giá thành luôn được đặt ở
Trang 21
Tổ chức công tác KTQT và thiết lập hệ thống BC KTQT tại công ty TNHH N.G.V tầm quan trọng trong hoạt động của công ty nói chung và kế toán quản trị nói riêng.
Báo cáo giá thành sản phẩm thường được thể hiện với nhiều yếu tố đầu vào tạo nên sản phẩm. Các yếu tố này có thể được trình bày theo các nhóm chi phí khác nhau:
- Trình bày theo nội dung chi phí:
o Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp o Chi phí nhân công trực tiếp o Chi phí sản xuất chung
Ví dụ:
Bảng 1.2: Ví dụ báo cáo chi phí theo phương pháp trực tiếp
Chi phí Sản phẩm 1 Sản phẩm 2 Tổng Giá thành
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 6.000 8.000 14.000 Nguyên vật liệu A 2.000 3.000 5.000 Nguyên vật liệu B 4.000 5.000 9.000 Chi phí nhân công trực tiếp 6.000 7.000 13.000 Chi phí sản xuất chung 8.000 9.000 17.000 Tổng cộng 20.000 24.000 44.000 - Trình bày theo tính biến động của chi phí
o Biến phí o Định phí
Bảng 1.3: Ví dụ về báo cáo chi phí theo cách ứng xử với mức độ hoạt động
Sản phẩm 1 Sản phẩm 2 Tổng Giá thành Biến phí 9.000 12.000 21.000
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 6.000 8.000 14.000 Nguyên vật liệu A 2.000 3.000 5.000 Nguyên vật liệu B 4.000 5.000 9.000 Chi phí nhân công trực tiếp biến đổi 3.000 4.000 7.000
Định phí 10.000 11.000 23.000
Chi phí nhân công trực tiếp cốđịnh 3.000 3.000 6.000 Chi phí sản xuất chung 7.000 8.000 15.000
Định phí chung 2.000
Tổng cộng 19.000 23.000 44.000