Nguyên tắc kết hợp KTTC và KTQT là nguyên tắc quan trọng đầu tiên trong hệ thống kế toán vì những mục tiêu của KTTC và KTQT khác nhau nên việc phối hợp 2 mục tiêu KTTC và KTQT trong một hệ thống kế
toán đôi khi có thể tạo ra những mâu thuẫn nhất định. Muốn vậy việc tổ chức hệ thống kế toán cần có những lưu ý:
- Liệt kê đầy đủ nhu cầu của hệ thống kế toán tài chính và kế toán quản trị.
- Chỉ rõ những điểm khác biệt một cách cách có chủđích quan trọng. - Tổ chức phân loại thông tin tại nguồn:
Ví dụ: cùng một thông tin về việc phòng tiếp thị mua điện thoại di
động.
Phân tích vấn đề này đề này để thấy được cách nhìn của kế toán tài chính và kế toán quản trịảnh hưởng đến việc tổ chức thông tin: • Kế toán tài chính:
o Điện thoại di động này được sử dụng lâu dài hay ngắn hạn. o Nếu dài hạn, giá trị chiết điện thoại này có giá trị đủ lớn để ghi
nhận thành tài sản cốđịnh.
o Nếu ngắn hạn thì chi phí này là chi phí phát sinh ở bộ phận tiếp thị thì được ghi nhận như chi phí phục vụ việc bán hàng (ghi nợ
tài khoản 641) • Kế toán quản trị:
Trang 46
Tổ chức công tác KTQT và thiết lập hệ thống BC KTQT tại công ty TNHH N.G.V o Chiếc điện thoại này đươc dùng cho mục đích gì? Khuyến mãi
hay sử dụng.
o Nếu chi tiêu này phục vụ cho việc sử dụng thì có cần được ghi nhận như tài sản cố định hay không. Phần còn lại giống như
những quan tâm của kế toán tài chính
o Nếu chi phí được dùng cho hoạt động khuyến mãi thì hoạt động này là hoạt động gì, hỗ trợ cụ thể cho sản phẩm hoặc nhóm sản phầm nào. Ảnh hưởng của kế hoạch khuyến mãi này có thể
diễn ra trong thời gian bao lâu.
Ví dụ trên cho thấy thông tin yêu cầu từ kế toán quản trị thường chi tiết hơn so với kế toán tài chính. Thế nên khi tổ chức ghi nhận thông tin thì việc nhận được đầy đủ thông tin đầy đủ trở thành nguyên liệu đầu vào cho bộ
máy kế toán quản trị hoạt động hiệu quả.