Sự cần thiết của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 28)

Từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế thế giới đã trải qua nhiều khó khăn và

thách thức. Khủng hoảng tài chính có nguyên nhân bắt nguồn từ Mỹ đã lan rộng toàn cầu, kéo theo sựsụpđổ đồng loạtcủa nhiềuđịnh chế tài chính thếgiới.

Do ảnh hưởng của kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam thời gian qua cũng diễn biến phức tạp; lạm phát tăng cao, nhập siêu lớn, tỷ giá biến động, diễn

biến cung - cầuvốn nội tệ và ngoại tệ trên thị trường tiền tệ bất thường. Tình trạng

doanh nghiệp khó khăn, thua lỗ diễnra; kinh tếcó dấu hiệusuy giảm, sức cầu yếu, đời sống nhân dân khó khăn…

Trước bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động như thế,

thị trường tài chính tiền tệ và NH diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh NH; làm cho hoạt động của các NH xuất hiện

nhiều rủi ro. Trong khi đó, tự bản chất của kinh doanh tiền tệ - NH, rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng là điều tất yếu trong hoạt động. Sựtiên liệuvà

ứng phó của NH là có giới hạn, loại trừ hoàn toàn rủi ro là điều không tưởng mà chỉcó thểhạnchế. Vấnđềlà làm thế nàođểhạnchếrủi ro tín dụng?

-Đểhạn chếrủi ro tín dụng, NH phải thực hiệntốt từkhâu phòng ngừa cho

đến khâu giải quyếthậu quả do rủi ro tạo ra,cụthể như: • Dựbáo, phát hiệnrủi ro tiềm ẩn;

Phát hiệnnhững biếncố không cólợi đã vàđang xảy ra;

Ngăn chặn các tình huống không có lợi và có thể lan ra phạm vi rộng;

Giải quyết hậu quả rủi ro tín dụng để hạn chế các thiệt hại đối với tài sản và thu nhập của NH.

Đây là quá trình logic chặt chẽ. Do đó, cần có quản trị để đảm bảo tính thống nhất.

- Phòng chống rủi ro tín dụng được thực hiện bởi các nhân viên tín dụng và cán bộ lãnh đạo NH. Trong NH, nhân viên có suy nghĩ và hành độngkhác, có

thểtrái ngượchoặccản trở nhau. Vì vậy, cần thiết phảixây dựng mô hình quản trị đểmọi hoạt động tín dụng trong NH đượcthống nhất.

- Quản trị đề ra nhữngmục tiêu cụ thể và giúp NHđiđúng hướng. NH phải

có kế hoạch hành động cụ thể và hiệu quảphù hợp với mục tiêuđã đề ra. Quản trị sẽ vạch ra những việcphải làm và cách làm tốt nhất. Theo sự tổng kết của Quỹ

tiền tệ Quốc tế(IMF ) thì 50% NH bị phásản là do tổ chức quản trịyếu kém, trong

đó quản trị rủi ro tín dụng chiếmvịtrí quan trọng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)