Trong quan hệ kinh tế đối ngoại

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 26)

Rủi ro tín dụng còn ảnh hưởng đến vị thế và hình ảnh của hệ thống NH – tài chính quốc gia,cũng như toàn bộ nền kinh tế của quốc gia đó và cả nền kinh tế thếgiới. Kinh nghiệm cho thấy, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, bắt

nguồn là từ khủng hoảng tín dụng nhà đất ở Mỹ, đã làm cuốn phăng hơn 171 NH

trên thế giới với mức tổn thất ước tính là vào khoảng hơn 4.000 tỷ USD. Hàng loạt

quốc gia có mức tăng trưởng âm trong năm 2009; trong đó nền kinh tế Mỹ, theo dự đoán của tỷ phú Warren Buffet, thì phải mất đến 5 năm mới có thể phục hồi trở lại.

Tóm lại, rủi ro tín dụng của một NH xảy ra sẽ gây ảnh hưởng ở các mức

độ khác nhau:ở mức thấp là NH bị giảm lợi nhuận khi phải trích lập dự phòng rủi

ro tín dụng;ở mức cao hơn là khi NH không thu được vốn gốc và lãi vay, nợ thất thu với tỷ lệcao dẫn đến NH bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phụcđược, NH sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống NH nói riêng. Chính vì vậy,đòi hỏi các nhà quản trị NH phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay.

1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM

1.2.1. Quản trị rủi ro tíndụng trong hoạt động của NHTM

Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về quản trị rủi ro nói

chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng. Tuy nhiên, quan điểm của trường phái

mới cho rằng cần quản trị tất cả mọi loại rủi ro của NH một cách toàn diện. Do đó,

quản trị rủi ro tín dụng là quá trình tiếp cận rủi ro tín dụng một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro tín dụng2

. Quá trình quản trị rủi ro tín dụng bao gồm các bước: nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro,đo lườngrủi ro, kiểm soát và phòng ngừa rủi rotín dụng, tài trợrủiro.

Nhận dạng rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống

các hoạt động tín dụng của NH. Nhậndạng rủi ro tín dụng bao gồm các công việc

theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trườnghoạt động và toàn bộ hoạt động cấp tín dụng của NH nhằm thống kê được tất cả các rủi ro tín dụng.

Phân tích rủi ro tín dụnglà phải xác định được những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Phân tích rủi ro tín dụng là nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu để

phòng ngừa rủi ro, trên cơ sở tìm ra các nguyên nhân để từ đó tác động đến các nguyên nhân làm thay đổichúng và phòng ngừa rủiro mộtcách hữu hiệu hơn.

Đo lường, lượng hóa rủi ro tín dụnglà việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đ ối với một khách hàng, cũng như để trích lập dự

phòng rủiro. Các mô hình áp dụngphổbiến như:mô hình chất lượng 6C, mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor, mô hình điểm số Z (Z credit scoring model)… sẽ được giới thiệu trong phần sau.

Kiểm soát – Phòng ngừa rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổnthất và ảnh hưởng không mongđợi có thể xảy ra vớiNH.

Tài trợ rủi ro: Khi rủi ro đã xảy ra, trước hết cần theo dõi, xác định chính xác những tổn thất về tài sản,về nguồn nhân lực, về giá trị pháp lý. Sau đó cần có

2

những biện pháp tài trợ rủiro thích hợp. Các biện pháp này được chia làm hai nhóm là tựkhắcphụcrủiro và chuyển giao rủiro.

1.2.2. Sự cần thiết của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM

Từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế thế giới đã trải qua nhiều khó khăn và

thách thức. Khủng hoảng tài chính có nguyên nhân bắt nguồn từ Mỹ đã lan rộng toàn cầu, kéo theo sựsụpđổ đồng loạtcủa nhiềuđịnh chế tài chính thếgiới.

Do ảnh hưởng của kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam thời gian qua cũng diễn biến phức tạp; lạm phát tăng cao, nhập siêu lớn, tỷ giá biến động, diễn

biến cung - cầuvốn nội tệ và ngoại tệ trên thị trường tiền tệ bất thường. Tình trạng

doanh nghiệp khó khăn, thua lỗ diễnra; kinh tếcó dấu hiệusuy giảm, sức cầu yếu, đời sống nhân dân khó khăn… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động như thế,

thị trường tài chính tiền tệ và NH diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh NH; làm cho hoạt động của các NH xuất hiện

nhiều rủi ro. Trong khi đó, tự bản chất của kinh doanh tiền tệ - NH, rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng là điều tất yếu trong hoạt động. Sựtiên liệuvà

ứng phó của NH là có giới hạn, loại trừ hoàn toàn rủi ro là điều không tưởng mà chỉcó thểhạnchế. Vấnđềlà làm thế nàođểhạnchếrủi ro tín dụng?

-Đểhạn chếrủi ro tín dụng, NH phải thực hiệntốt từkhâu phòng ngừa cho

đến khâu giải quyếthậu quả do rủi ro tạo ra,cụthể như: • Dựbáo, phát hiệnrủi ro tiềm ẩn;

Phát hiệnnhững biếncố không cólợi đã vàđang xảy ra;

Ngăn chặn các tình huống không có lợi và có thể lan ra phạm vi rộng;

Giải quyết hậu quả rủi ro tín dụng để hạn chế các thiệt hại đối với tài sản và thu nhập của NH.

Đây là quá trình logic chặt chẽ. Do đó, cần có quản trị để đảm bảo tính thống nhất.

- Phòng chống rủi ro tín dụng được thực hiện bởi các nhân viên tín dụng và cán bộ lãnh đạo NH. Trong NH, nhân viên có suy nghĩ và hành độngkhác, có

thểtrái ngượchoặccản trở nhau. Vì vậy, cần thiết phảixây dựng mô hình quản trị đểmọi hoạt động tín dụng trong NH đượcthống nhất.

- Quản trị đề ra nhữngmục tiêu cụ thể và giúp NHđiđúng hướng. NH phải

có kế hoạch hành động cụ thể và hiệu quảphù hợp với mục tiêuđã đề ra. Quản trị sẽ vạch ra những việcphải làm và cách làm tốt nhất. Theo sự tổng kết của Quỹ

tiền tệ Quốc tế(IMF ) thì 50% NH bị phásản là do tổ chức quản trịyếu kém, trong

đó quản trị rủi ro tín dụng chiếmvịtrí quan trọng.

1.2.3. Chứcnăng quản trị rủi ro tíndụng

- Hoạch định phương hướng và các kế hoạch phòng chống rủi ro. Phương

hướng nhằm vào việc dự đoán, xác định rủi ro có thể xảy đến từ đâu? trong những điều kiện nào? xảy ra vào lúc nào? diễn tiến như thế nào? nguyên nhân? hậu quả? và phương hướng tổ chức phòng chống rủi ro. Kế hoạch chỉ ra các mục tiêu cụ thể cần đạt được: ngưỡng an toàn cầnđạt được, khu vực khôngđược phép

đểxảy ra sai sót, mứcđộ sai sót có thể chấpnhận được.

- Tổ chức các cơ cấutổ chức và xácđịnhcông việc cụ thể cần làm : tham gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ, các cơ cấu kiểm soát phòng chống rủi ro, phân quyền hạn và trách nhiệm từng nhân viên cụ thể. Lựa chọn sử dụng những công cụ, kỹ thuật phòng chống rủi ro; sử dụng, tổ chức biện pháp phối hợp các cá nhân và các công cụ, kỹthuật nói trên, và khắcphục hậu quả rủi ro gây ra.

- Lãnh đạo các nhân viên thực hiện các quy trình nghiệp vụ; áp dụng các công cụ, kỹ thuật phòng chống rủi ro; xử lý rủi ro và giải quyết hậu quả dorủi ro gây ra một cách nghiêm túc.

- Kiểm tra, kiểmsoát để đảmbảo việc thực hiện theo đúng kếhoạch phòng chống rủi rođã hoạch định; phát hiện các rủi ro tiềm tàng, các sai sót khi thựchiện

giao dịch,các vụ lừa đảo; đánh giá hiệu quả của công tác phòng chống rủi ro. Trên

cơ sở đó, đề nghị các biện pháp điều chỉnh và bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng.

1.2.4. Các mô hìnhđo lường rủi ro tíndụng

Một trong những tính chất cơbản của tài chính hiện đại là tính rủi ro, và vì vậy tất cả các mô hình tài chính hiện đại đều được đặt trong môi trường rủi ro.

Do đó, cần thiết phải có một khái niệm rủi ro theo quan điểm lượng và phải xây dựng công cụ để đo lường nó. Lượng hóa rủi ro tín dụng là việc xây dựngmô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tốiđa đốivới một khách hàng cũng như để

trích lậpdự phòng rủi ro. Có thểsửdụng nhiều mô hình khác nhau để đánh giá rủi ro tín dụng. Các mô hình này rất đa dạng bao gồm các mô hình định tính và mô hình định lượng. Cácmô hình này không loại trừlẫn nhau, nên NH có thểsửdụng nhiều mô hình đểphân tích,đánh giá mứcđộ rủi ro tín dụng của khách hàng. Đề tài nghiên cứu xin giới thiệu hai mô hình sau:

1.2.4.1. Mô hìnhđiểm số Z (Z-credit scoring model) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là mô hình do E.I. Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh

nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín

dụng đối với người đi vay và phụ thuộc vào :

Trị số của các chỉ số tài chính của người vay- X

Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ

của người vay trong quá khứ

Từ đó Altman đã xây dựng mô hìnhđiểm như sau:

Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5 3

Trongđó:

X1: tỷsố “vốn lưuđộng ròng / tổng tài sản”

X2: tỷsố “lợi nhuận tích lũy / tổng tài sản”

X3: tỷsố “lợi nhuận trước thuếvà lãi / tổng tài sản”

X4: tỷsố “thị giá cổphiếu / giá trịghi sổ của nợdài hạn”

X5: tỷsố “doanh thu / tổng tài sản”

Trịsố Zcàng cao, thì xác suất vỡ nợ của người đi vay càng thấp. Ngược

lại, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm thì đó là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơvỡnợcao.

Z < 1,8 : Khách hàng có khảnăng rủi ro cao

3

1,8 < Z <3 : Không xácđịnh được

Z > 3 : Khách hàng không có khảnăng vỡnợ

Theo mô hình này, bất kỳ công ty nào cóđiểm sốt hấp hơ n 1,81 phảiđược xếp vào nhóm có nguy cơrủi ro tín dụng cao.

Ưuđiểm: Kỹthuật đolường rủi ro tín dụng tươngđốiđơngiản.

Nhược điểm:

- Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và không có rủi ro. Tuy nhiên, trong thực tế mứcđộ rủi ro tín dụng tiềm năng của mỗi khách hàng khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, không được trả lãi cho đến

mức mất hoàn toàn cảvốn và lãi của khoản vay.

- Không có lý do thuyếtphụcđể chứngminh rằng các thôngsốphản ánh tầm

quan trọng của các chỉ số trong công thức là bất biến. Tương tự như vậy,bản thân các chỉsố được chọn cũng không phải là bất biến, đặc biệt khi các điều kiện kinh doanh cũng như điềukiện thị trường tài chínhđang thayđổi liên tục.

- Mô hình không tínhđếnmột số nhân tố khó định lượng nhưngcó thể đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của các khoản vay (danh tiếng của khách hàng, mối quan hệ lâu dài giữa NH và khách hàng hay các yếu tốvĩ mô như

sựbiến động của chu kỳkinh tế).

1.2.4.2. Nghiên cứu của Stefanie Kleimeier về mô hình điểm số tíndụng cá nhân áp dụng cho các ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam dụng cá nhân áp dụng cho các ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Stefanie Kleimeier đã tiến hành nghiên cứu chi tiết nguồn số liệu được tổng

hợp từ các NHTM tại Việt nam theo hai mươi hai biến số bao gồm độ tuổi, thu

nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian công tác, tình trạng cư ngụ, giới tính, tình trạng hôn nhân, mục đích vay… để xác định mức ảnh hưởng của các biến số này đến rủi ro tín dụng và qua đó thiết lập một mô hình điểm số tín dụng cá nhân áp

dụng cho các ngân hàng bán lẻ tại Việt nam.

Nghiên cứu của Stefanie Kleimeier đã xây dựng mô hình chấm điểm tín

dụng cá nhân gồm hai phần là chấm điểm nhân thân và năng lực trả nợ; chấm điểm

loại theo10 mức giảm dần từAaađếnD như trình bày trong Bảng 1.2. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này không đưa ra cách tính điểm cụ thể cho từng chỉ tiêu. Để

vận dụng được mô hình, đòi hỏi các NHTM phải thiết lập thang điểm cho từng chỉ tiêu đánh giá phù hợp với thực trạng và hệ thống cơ sở dữ liệu cá nhân tại NH

mình.

Bảng 1.1 : Chỉ tiêu chấm điểm XHTD cá nhân bước một theo Stefanie Kleimeier

Bước 1 : Chấm điểm nhân thân và năng lực trả nợ

Tuổi 18-25 tuổi 26-40 tuổi 41-60 tuổi > 60 tuổi

Trìnhđộ học vấn Sau đại học Đại học, cao

đẳng Trung học

Dưới trung

học

Nghề nghiệp Chuyên môn Giúp việc Kinh doanh Hưu trí

Thời gian công tác < 0,5 năm 0,5-1 năm 1-5 năm > 5 năm

Thời gian làm công việc

hiện hại < 0,5 năm 0,5-1 năm 1-5 năm > 5 năm

Tình trạng cư trú Nhà riêng Nhà thuê Sống cùng gia

đình Khác

Số người phụ thuộc Độc thân 1-3 người 3-5 người > 5 người

Thu nhập hàng năm < 12 triệu đồng 12-36 triệu đồng

36-120 triệu đồng

> 120 triệu đồng

Thu nhập hàng năm của

gia đình < 24 triệu đồng

24-72 triệu đồng 72-240 triệu đồng > 240 triệu đồng

Bước 2 : Chấm điểm quan hệ với ngân hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện cam kết với

ngân hàng (ngắn hạn)

Khách hàng mới

Chưa bao giờ

trễ hạn

Có trễ hạn ít hơn 30 ngày

Có trễ hạn

trên 30 ngày Thực hiện cam kết với

ngân hàng (dài hạn)

Khách hàng mới

Chưa bao giờ

trễ hạn Có trễ hạn trong 2 năm gần đây Có trễ hạn trước 2 năm gần đây

Tổng giá trị khoản vay chưa trả < 100 triệu đồng 100 triệu đồng - 500 triệu đồng 500 triệu đồng- 1 tỷ đồng > 1 tỷ đồng Các dịch vụ khác đang sử dụng Tiền gửi tiết kiệm Thẻ tín dụng Tiền gửi tiết kiệm và thẻ tín dụng Không

Số dư bình quân tài khoản tiết kiệm trong năm trước đây

< 20 triệu đồng 20 triệu đồng - 100 triệu đồng 100 triệu đồng- 500 triệu đồng > 500 triệu đồng

Bảng 1.2 : Ký hiệu XHTD cá nhân theo Stefanie Kleimeier

Điểm Xếp hạng Ý nghĩa xếp hạng

> 400 Aaa

Cho vay tối đa theo đề nghị của người vay

351-400 Aa

301-350 A

251-300 Bbb Cho vay theo tài sản đảm bảo

201-250 Bb Cho vay theo tài sản đảm bảo và đánh giá đơn vay vốn

151-200 B Yêu cầu đánh giá thận trọng đơn vay vốn, và có tài sản

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 26)