Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mạ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 42)

Ngày 01/04/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức được

thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30/10/1962 trên cơ sở tách ra từ Cục Quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trungương (nay là NHNN Việt Nam). Theo Quyết định nói trên, NHNTđóng vai

trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm

đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụkinh tế đối ngoại khác (vận tải,bảo hiểm…), thanh toán quốc

tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)…

Ngày 21/09/1996, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng côngty90, 91 được quyđịnh tại

Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07/03/1994 theo sự ủy quyền của Thủ tướng

Chính phủ.

Năm 2008, đối với NHNT VN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,đánh dấu sự

chuyển mình mang tính bước ngoặt: NHNT VN đã phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất và hoàn tất

quá trình chuyển đổi sang hoạt động theo cơ chế cổ phần từ ngày 02/06/2008 với tên gọi chính thức là “Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam”,

tên giao dịch tiếng Anh là Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam, với thương hiệu là Vietcombank.

Trải qua 46 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank luôn giữ vững vị thế

là nhà cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại

quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như: kinh doanh vốn, huy động vốn, tín

dụng, tài trợ dự án… cũng như mảng dịch vụ NH hiện đại như: kinh doanh ngoại tệ

và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, NH điện tử… Vietcombank đang chiếm lĩnh

thị phần đáng kể tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như: cho

vay (~10%), tiền gửi (~12%), thanh toán quốc tế (~23%), thanh toán thẻ (~55%)…

Với thế mạnh về công nghệ, Vietcombank là NH tiên phong trong việc ứng dụng

công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ NH và không ngừng đưa ra các

sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm “đưa NH tới gần KH” như: dịch vụ Internet

banking, VCB-Money (Home banking), SMS banking, Phone banking…

Từ một NH chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày

nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc với mạng lưới bao gồm: 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, hơn 300chi nhánh và phòng giao dịchtrên toàn quốc,

3 công ty con tại Việt Nam (Công ty Chứng khoán, Công ty Quản lý quỹ, Công ty

Cho thuê tài chính); 1 công ty con tại HongKong, 4 công ty liên doanh, 3 công ty liên kết, và 1 văn phòng đạidiện tại Singapore.

Bảng 2.1: Hoạt động góp vốn liên doanh, mua cổ phần tính đến 30/06/10

Hình thức Số lượng đơn vị Số tiền góp vốn (tỷ đồng) Tỷ trọng (%)

- Góp vốn LD với các đối tác nước ngoài 06 1.181 25,3

- Góp vốn CP với các TCTD trong nước 08 1.955 42,9

- Góp vốn CP với các TCKT trong nước 12 499 10,7

Tổng vốn góp không gồm Cty trựcthuộc 3.635 77,8

- Góp vốn vào công ty trực thuộc 04 1.035 22,2

Tổng 30 4.670 100,0

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)